Thế giới ra sao nếu ông Trump tái cử?

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái cử thì nhiệm kỳ 2 của ông sẽ như thế nào? Đó là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra khi kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần.

10:00 28/02/2020

Tại hội nghị an ninh cuối tuần qua ở thành phố Munich của Đức (MSC), chủ đề chính là "Mất tính phương Tây", nhắm đến tác động từ chính sách " trước tiên" của . Nhưng những gì diễn ra tại sự kiện có mặt hàng trăm đại biểu trên thế giới này lại là tầm nhìn tập trung vào 4 năm tới nếu ông Trump tái cử, theo hãng tin CNN.

 ra sao nếu  tái cử?

Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper là diễn giả chính ở Munich. Rời Washington đến châu Âu vào đầu tuần, một trong những quan chức cấp cao của đóng khung nhiệm vụ của mình tại MSC là "Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc, Nga, Trung Quốc". Và ông không phải là quan chức Mỹ duy nhất mang thông điệp đó.

Công kích dường như đã trở thành một "sở thích" tại cuộc gặp thường niên này. Đó là "triệu chứng" cho thấy nhiều người châu Âu đang cảm thấy Mỹ và đặc biệt là ông Trump, đang rút dần khỏi trật tự thế giới thời hậu Thế chiến 2 mà họ đã tạo dựng, khiến hơn một nửa triệu người ở bờ bên này của Đại Tây Dương, và hơn nữa là trên toàn thế giới không còn chỗ dựa an ninh như trước.

Đặc biệt là Đức. Kể từ khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump bắt đầu, MSC đã trở thành một cuộc xích mích ngoại giao, tiền đề cho những xung khắc gắt gao hơn sau đó. Năm ngoái, Thủ tướng Angela Merkel đã đụng độ với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence về NATO, Iran và khí đốt từ Nga.

Chủ đề của năm nay - phương Tây đang suy yếu - là một phần mở rộng của những khác biệt xuyên Đại Tây Dương. Giả định ở đây là ông Trump sẽ đổ lỗi cho việc mất mát các giá trị cốt lõi. Và không phải lần đầu tiên trong hai năm làm Ngoại trưởng, ông Pompeo ra bảo vệ sếp của mình.

Trong bài phát biểu của mình, không lâu trước bài phát biểu của Bộ trưởng Esper, ông Pompeo nói với các đại biểu tại MSC rằng "những tuyên bố đó không phản ánh hiện thực". "Tôi rất vui khi báo cáo rằng cái chết của liên minh xuyên Đại Tây Dương là điều được cường điệu quá mức. Phương Tây đang chiến thắng, và chúng ta đang cùng nhau chiến thắng".

Ông Trump là tương lai

Một nhiệm kỳ 4 năm nữa của ông Trump hiện đang là chủ đề của nhiều cuộc trò chuyện - ngoại trừ những người trong quỹ đạo của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và các thành viên Dân chủ khác.

Nhưng thực sự nhiều người ở Munich tin rằng ông Trump là tương lai. Điển hình là Ian Bremmer, một đại biểu tại MSC và là chuyên gia về các vấn đề toàn cầu từ hãng rủi ro địa chính trị Á - Âu (Eurasia). Bremmer tin ông Trump sẽ làm nhiều điều đúng, cứng rắn với Iran, chống nạn trộm cắp tài sản trí tuệ và thương mại.

Một số bộ trưởng chính phủ ở Trung Đông thì tin rằng chiến thắng của ông Trump là một kết quả có thể đoán trước và họ dường như đang điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp.

Ủng hộ Mỹ hoặc ngả về Trung Quốc

Những gì diễn ra ở MSC cho thấy, thế giới đang chia làm hai phe, ủng hộ Mỹ hoặc thân với Trung Quốc.

Trên bục phát biểu, Bộ trưởng Esper đặt trọng tâm vào Trung Quốc. "Tôi tiếp tục nhấn mạnh với các bạn của tôi ở châu Âu - và một lần nữa tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO ở Brussels - rằng lo ngại của Mỹ về sự mở rộng quân sự và thương mại của Bắc Kinh cũng nên là mối quan tâm của họ", ông nói.

Chất xúc tác cho chống Trung Quốc đợt này không còn là thương mại như những năm qua mà là các mạng lưới 5G của Huawei. Tổng thống Trump được cho rất tức giận khi các đồng minh chủ chốt như Anh, Đức và Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ tiếp tục sử dụng một số lượng thiết bị Huawei có kiểm soát tại những lĩnh vực không nhạy cảm.

Đặc sứ của ông Trump về chính sách viễn thông Robert Blair xác nhận Washington vẫn chia sẻ thông tin tình báo cốt lõi với London, nhưng điểm mấu chốt là Mỹ không tin Anh hay bất kể nước nào có thể tự bảo vệ mình khỏi hoạt động mạng 5G của Trung Quốc nếu họ sử dụng thiết bị của Huawei, đặc biệt là từ các bản cập nhật phần mềm vì cho rằng chúng có thể mở cửa sau giúp Trung Quốc thu gom dữ liệu nhạy cảm.

Việc ông Donald Trump giành thêm một nhiệm kỳ nữa ở Nhà Trắng được cho là sẽ đặt không ít đồng minh của Mỹ vào lựa chọn rất khó khăn, giữa việc tiếp tục đứng về phía Washington hoặc nghiêng về Trung Quốc.

Thanh Hảo

Link nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/binh-luan-quoc-te/the-gioi-ra-sao-neu-ong-trump-tai-cu-617773.html

Tags:
Việt kiều Mỹ chiến thắng Corona kể về 'tấm vé số độc đắc' trúng ở Vũ Hán

Việt kiều Mỹ chiến thắng Corona kể về "tấm vé số độc đắc" trúng ở Vũ Hán

"Vượt qua cửa tử, tôi nghĩ không chỉ nhờ thuốc, chế độ dinh dưỡng, mà còn ở tất cả tình yêu của hàng chục bác sĩ BV Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM - những liều thuốc tinh thần tôi mãi không quên" - ông Tạ Kiên Hoà (73 tuổi, Việt kiều Mỹ) - người vừa khỏi nCoV chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất