Thế giới sắp đón siêu trăng, trăng xanh, trăng máu hội tụ cùng một đêm
Lần đầu tiên sau 150 năm, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cả siêu trăng, trăng xanh và trăng máu trong cùng một đêm.
04:29 06/01/2018
Lần đầu tiên kể từ ngày 31 tháng 3 năm 1866, thế giới sắp có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần, hiện tượng siêu trăng, và trăng xanh xảy ra cùng một thời điểm, cụ thể vào ngày 31 tháng 1 sắp tới.
Đây là một hiện tượng thiên văn kỳ thú và hiếm gặp mà theo NASA, đôi khi nhịp điệu và vòng quay của vũ trụ thật biết cách làm ta phải thán phục.
Siêu mặt trăng là gì?
Hiện tượng siêu mặt trăng (supermoon) xảy ra khi mặt trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái Đất nhất, tạo nên hiện tượng syzygy. Khi đó, mặt trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ lớn hơn và có phần sáng hơn bình thường.
Hiện tượng trăng xanh
Trăng xanh (blue moon) là thuật ngữ chỉ việc mặt trăng tròn xuất hiện lần thứ hai trong cùng một tháng. Trong tháng 1/2018, sẽ có hai ngày trăng tròn là ngày 1/1 và 31/1, vì thế trăng tròn ngày 31/1 được gọi là trăng xanh.
Nguyệt thực toàn phần
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt trăng sẽ bị bóng của trái đất che phủ hoàn toàn khiến cho Mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào nó. Lúc này, Mặt Trăng sẽ thay đổi màu sắc, thường có sắc đỏ do hiện tượng tán xạ. Vì thế hiện tượng này còn được gọi là trăng máu (blood moon).
Trong lần nguyệt thực sắp tới, biển Thái Bình Dương sẽ đối mặt với mặt trăng. Điều đó có nghĩa cư dân ở một số nơi trên Châu Á, Đông Âu, Trung Đông, New Zealand và phần lớn Australia có thể quan sát nguyệt thực.
Châu Phi, Anh và Mỹ sẽ không được thấy nguyệt thực, nhưng cảnh tượng sẽ được ghi lại và truyền hình trực tiếp.
Sự kiện khoa học thế giới nổi bật năm 2017
Chỉ còn ít ngày nữa chúng ta sẽ đón năm 2018. Hãy cùng nhìn lại những sự kiện, thành tựu nổi bật, đáng lưu tâm của giới khoa học trong năm 2017.