'Tɦẻ xɑпɦ Coʋiɗ' ɱở ℓối qᴜɑ ᵭại ɗịcɦ
Mô ɦìпɦ łɦẻ łɦôпɢ ɦàпɦ Coʋiɗ-19 ᵭược Đɑп Mạcɦ áρ ɗụпɢ пửɑ пăɱ qᴜɑ ɢiúρ пước пày ʋừɑ łái ɱở cửɑ, ʋừɑ ƙɦốпɢ cɦế ɗịcɦ ɓệпɦ łɦàпɦ côпɢ.
08:00 10/09/2021
Đan Mạch dự kiến dỡ bỏ toàn bộ biện pháp phòng chống Covid-19 từ ngày 10/9, khi Covid-19 được nước này xác định "không còn là mối đe dọa xã hội" nhờ vào quy mô tiêm chủng lớn. Khoảng 75,5% dân số cả nước được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 và 72,8% được bảo vệ đầy đủ với hai mũi vaccine.
Với kế hoạch dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế, Đan Mạch sẽ không thể tiếp tục cấm người dân tụ tập hay bắt buộc đeo khẩu trang, nhưng chính phủ vẫn giữ lại hành lang pháp lý cho phép giới chức xét nghiệm và thu thập, chia sẻ dữ liệu y tế. Điều này đồng nghĩa quốc gia vùng Scandinavia này sẽ chính thức vượt qua Covid-19 và tái mở cửa từ ngày mai.
Tuy nhiên, quá trình chung sống cùng Covid-19 đã được Đan Mạch khởi động từ tháng 4, nhờ vào mô hình "thẻ thông hành" Coronapass. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Âu áp dụng thẻ thông hành Covid-19 được số hóa, giúp người dân có thể tải về điện thoại thông minh.
Đan Mạch kỳ vọng đây sẽ là công cụ quan trọng giúp họ mở lối vượt qua đại dịch, tái mở cửa nền kinh tế sau nhiều tháng phong tỏa.
Coronapass lưu trữ và thể hiện các thông tin cho thấy người dùng đã tiêm vaccine, hoặc đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 từ hai đến 12 tuần qua, hay có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 72 tiếng trước. Nếu có nhu cầu, người dân Đan Mạch cũng có thể in thẻ thông hành này ra giấy.
Coronapass ban đầu được tích hợp vào ứng dụng y tế cộng đồng MinSundhed, liên kết với hệ thống căn cước công dân của Đan Mạch. Mọi công dân Đan Mạch đều có một mã số nhận diện riêng biệt, gọi là CPR, và một thẻ y tế chứa mã truy cập tất cả thông tin sức khỏe.
Mỗi khi xét nghiệm tại điểm lấy mẫu do nhà nước quản lý, người dùng sẽ được quét mã để lưu trữ thông tin. Nếu người dân chọn xét nghiệm tại cơ sở tư nhân, đơn vị lấy mẫu cần ghi lại cố CPR hoặc quét mã nhận diện, sau đó gửi tin nhắn đến số điện thoại cá nhân của người dùng để thông báo kết quả xét nghiệm.
Người dân Đan Mạch cần xuất trình Coronapass để được dùng bữa tại nhà hàng, đến sân bóng đá, sử dụng một số dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao do tập trung đông người. Trẻ em được đặc cách không cần thẻ thông hành Covid-19.
Viện Huyết thanh Nhà nước (SSI), cơ quan chuyên trách bệnh truyền nhiễm của chính phủ Đan Mạch, thống kê hơn 9.000 trường hợp đã tiêm vaccine Covid-19 nhưng vẫn dương tính với virus trong vòng 9 tháng qua, tính trên khoảng 4,2 triệu người được tiêm đủ vaccine toàn quốc. Số liệu này khiến giới chức y tế Đan Mạch tự tin nCoV không còn là "mối đe dọa với xã hội", dù vẫn xem Covid-19 là bệnh "nguy hiểm với y tế công cộng".
Một trong những điều kiện quan trọng với thẻ thông hành Covid-19 là tỷ lệ xét nghiệm trên toàn dân, đặc biệt nếu công cụ này được áp dụng trong giai đoạn quốc gia đang từng bước gia tăng độ phủ vaccine. Đan Mạch là một trong những nước có tỷ lệ xét nghiệm trên đầu người cao hàng đầu thế giới. Người dân nước này được khuyến khích đến các điểm xét nghiệm miễn phí mỗi tuần từ một đến hai lần.
"Đan Mạch có khoảng 5,8 triệu dân và mỗi ngày chúng tôi đủ khả năng xét nghiệm hơn nửa triệu người", Kirstine Vestergaard Nielsen, phó giám đốc Cơ quan Y tế Khẩn cấp thành phố Copenhagen, chia sẻ.
Mô hình thẻ thông hành Covid-19 cũng nhận được mức ủng hộ chính trị đáng kể. Tại Đan Mạch, 9/10 đảng phái cùng Hiệp hội Ngành nghề Đan Mạch (CDI) đã ủng hộ triển khai mô hình này từ nửa đầu năm 2021.
Giám đốc Điều hành CDI Lars Sandahl Soerensen gọi Coronapass là "một công cụ phi thường cho tình trạng bất thường". Vào thời điểm Coronapass được triển khai, một khảo sát dư luận cho thấy khoảng 67% người Đan Mạch ủng hộ giải pháp này, trong khi tỷ lệ phản đối là 16%.
"Lựa chọn còn lại là tiếp tục đóng cửa. Mô hình thẻ thông hành là con đường để chúng ta vượt qua cuộc khủng hoảng một cách hiệu quả cho thời điểm này", Soerensennhấn mạnh.
Theo giáo sư Michael Bang Petersen, yếu tố quan trọng giúp Coronapass được đón nhận là người dân Đan Mạch không lo sợ thông tin cá nhân của mình bị sử dụng sai mục đích. Dư luận quốc gia quan tâm đến tính thực tế của mô hình hơn tranh cãi về phương diện đạo đức, cộng với đó là niềm tin vào chính quyền và văn hóa tinh thần cộng đồng của quốc gia.
"Bất cứ ai cũng được cấp thẻ thông hành. Công cụ này được xem là giải pháp để mọi người vừa bảo vệ lẫn nhau, vừa trở lại cuộc sống bình thường", Petersen nhận định.
Từ thành quả tiên phong ở Đan Mạch, mô hình thẻ thông hành Covid-19 đang được áp dụng ở nhiều nước khác như Anh và một số thành viên Liên minh châu Âu (EU), hay được một số địa phương tại Canada và Mỹ sử dụng.
Bang British Columbia của Canada dự kiến bắt đầu vận hành hệ thống "Thẻ Vaccine" điện tử từ ngày 13/9 cho người đã tiêm chủng ít nhất một mũi. Người đã có chứng nhận tiêm chủng sẽ được phép vào nhà hàng, rạp chiếu phim, trung tâm thể thao và các điểm kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu khác.
Từ ngày 24/10, chính quyền bang British Columbia sẽ siết chặt thêm quy định "Thẻ Vaccine" và chỉ cho phép những người có chứng nhận tiêm đủ hai mũi được sử dụng các dịch vụ không thiết yếu. Kế hoạch dự kiến kéo dài đến ngày 31/1/2022 và có khả năng được gia hạn.
Theo giới chuyên gia, sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến mô hình thẻ thông hành Covid-19 càng thêm thiết thực. Viễn cảnh đại dịch tiếp tục kéo dài vì các biến chủng mới khiến chiến lược "Không Covid-19" được đánh giá là ngày càng thiếu bền vững và cần biện pháp thay thế để vừa đảm bảo an toàn vừa khôi phục một phần lưu thông, đặc biệt là du lịch bằng đường hàng không.
"Thẻ thông hành vaccine ngày càng thực tế và có vẻ là hướng đi trở lại tình trạng bình thường. Biện pháp này càng được thảo luận và vận dụng nhiều, người dân càng muốn đi tiêm vaccine hơn, qua đó tiếp sức cho mục tiêu chung ngăn chặn lây lan Covid-19", Alex Miller, CEO Upgraded Points, công ty thúc đẩy dịch vụ hàng không, nhận định.
Hệ thống hưu trí California đầu tư hơn 490 triệu USD vào các tập đoàn nhà nước TQ
Theo một báo cáo vào ngày 2/9 của tờ Washington Free Beacon, hệ thống hưu trí công của California (CalPERS) hiện có hơn 3 tỷ USD đang nằm trong các công ty Trung Quốc, trong đó bao gồm 14 doanh nghiệp nhà nước bị chính quyền Trump đưa vào danh sách đen vì có quan hệ với quân đội Trung Quốc.