Thích về Việt Nam xăm hình, một Việt kiều bị nhiễm trùng

Một nữ Việt kiều 45 tuổi vừa phải đến Bv Chợ Rẫy để điều trị tình trạng nhiễm trùng vết xăm.

17:31 09/04/2017

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng là do người này xăm đi xăm lại cùng một chỗ trên lưng. Người này cho biết sinh sống và làm việc tại Mỹ nhưng mỗi khi về Việt Nam thì thích đi xăm.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cả phần lưng bị sưng tấy, có những vết lở loét do bị nhiễm trùng da. Một vạt da kéo dài dọc sống lưng bị tổn thương nặng, có nhiều vết đỏ do mưng mủ. 

Thich ve Viet Nam xam hinh, mot Viet kieu bi nhiem trung

Tuy nhiên, sau đó chị không thích sự xuất hiện của “vật thể lạ” này trên cơ thể nên quyết định đi phá xăm. Chị liên tục thay đổi sở thích và tiếp tục xăm trở lại trên cùng một vị trí.

Sau vài lần thay đổi vết xăm trên lưng bắt đầu trở chứng, trở thành một vết thương bị nhiễm trùng nên buộc phải vào BV Chợ Rẫy để được điều trị vết thương.

Vạt lưng bị nhiễm trùng do xăm rồi lại phá

PGS.TS Đỗ Quang Hùng, Tổng thư ký Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TPHCM, cho biết khi  tình trạng nhiễm trùng đã xuất hiện thì dù được điều trị khỏi vẫn để lại sẹo.

Do những thợ xăm đa phần không được đào tạo bài bản trong trường y nên họ sẽ không biết được các nguyên tắc vô khuẩn. Tình trạng nhiễm trùng vì thế rất dễ xảy ra do kim, mực xăm hoặc từ môi trường.

PGS Đỗ Quang Hùng cũng cho biết ông gặp rất nhiều trường hợp xăm rồi thì lại phải đi xóa vết xăm vì nhiều người xa lánh, gia đình rầy la.

Nếu những vết xăm nhỏ thì cắt đi khâu lại gọi là khâu kỳ đầu. Tuy nhiên khi vết xăm quá rộng thì phá xăm cũng sẽ khó và chắc chắn để lại sẹo vì khi xăm là đưa mực vào đến tận lớp thượng bì hoặc trung bình. Muốn phá xăm thì phải cắt bỏ lớp da nhiều lần.

TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, BV Trưng Vương, cho biết trung bình một tuần thì có khoảng 2-3 trường hợp là đến bệnh viện để đề nghị được chỉnh sửa lại vết xăm.

Trước khi đến bệnh viện, thực ra những bệnh nhân này cũng đã đến những nơi xăm hình để chỉnh sửa nhưng không thành công thì mới tìm đến bác sĩ. Theo BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, điều đang lo nhất ở những người đi xăm chính là tình trạng bị nhiễm các bệnh qua đường máu như HIV/AIDS, viêm gan, HPV…

Thich ve Viet Nam xam hinh, mot Viet kieu bi nhiem trung

Quan điểm riêng của bác sĩ Khanh là ngành y tế cần phải quản lý việc xăm trên cơ thể người: “Không để để thợ làm tóc, thợ mát xa cũng dễ dàng đi xăm cho người khác. Người xăm phải được đào tạo ít nhất là ở hệ trung cấp về y tế để có thể hiểu biết về vô khuẩn để tránh lây lan bệnh cho cộng đồng”.

Trong các loại xăm thì xăm ở cung mày là dễ chỉnh sửa và ít để lại sẹo nhất. Tuy nhiên, không nên xăm theo mốt như kiểu lông mày ngang hoặc lông mày xếch. Còn nếu thích xăm thì nên dùng xăm dán để sau này khi hối hận không phải đi xóa xăm.

Theo Hiếu Nguyễn - Phụ nữ TPHCM

Người Việt đã “thống trị” nghề nail ở Mỹ như thế nào?

Người Việt đã “thống trị” nghề nail ở Mỹ như thế nào?

Việc người Việt làm nghề nail phổ biến ở Mỹ bắt nguồn từ nỗ lực dạy nghề được một ngôi sao Hollywood khởi xướng...

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất