Thiên thạch lớn gấp 4 lần nước Anh sẽ bay gần Trái Đất tới mức có thể quan sát được bằng mắt thường
Một trong những thiên thạch lớn nhất trong hệ mặt trời đã tiến gần với Trái Đất đến mức nó hoàn toàn có thể được quan sát bằng mắt thường trên bầu trời đêm.
01:00 30/06/2018
Theo các nhà khoa học, thiên thạch Vesta có kích thước và độ sáng ấn tượng tới mức chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường cho dù khoảng cách giữa Vesta và Trái Đất là hơn 170 triệu km.
Cả bán cầu bắc và bán cầu nam đều có thể nhìn thấy thiên thạch này trên bầu trời đêm, ngay cạnh sao Hỏa, sao Thổ và chòm sao Nhân Mã.
Tuy nhiên, không cần cảm thấy lo lắng vì theo NASA, thiên thạch Vesta sẽ không đâm vào Trái Đất.
Vesta có kích thước hơn 800.000 km 2 , lớn hơn 50 lần thiên thạch đã xóa sổ khủng long. Điều thú vị là, Vesta hoàn toàn có thể được nhìn thấy từ Trái Đất vào đêm 16 tháng 7 tới.
Tên của thiên thạch Vesta được đặt theo một vị nữ thần cai quản hạnh phúc gia đình trong thần thoại La Mã.
Vesta là đá vũ trụ lớn nhất từng được ghi nhận, hiện nó đang nằm trong vành đai thện thạch.
Nếu để so sánh, Vesta lớn hơn nước Anh gấp 4 lần, từ Trái Đất, thiên thạch này trông giống một chấm nhỏ màu vàng nhạt.
Sở dĩ Vesta có thể được dễ dàng nhìn thấy là vì bề mặt của tiểu hành tinh này phản chiếu nhiều ánh sáng hơn cả mặt trăng.
Đối với những người ngắm sao ở nửa bắc bán cầu, thiên thạch sẽ xuất hiện ở vị trí mũi tây bắc của chòm Nhân Mã.
Cùng với đó, từ bây giờ đến giữa tháng bảy, sao Thổ và sao Hỏa cũng có thể quan sát được vì ở rất gần Vesta.
Cho những ai ở bán cầu nam, Vesta sẽ xuất hiện ở tây nam của chòm Nhân Mã.
Ngày 16 tháng 7, Vesta sẽ bay dần vào hệ mặt trời và không thể quan sát được bằng mắt thường nữa.
Lần cuối người ta thấy một tiểu hành tinh trên bầu trời đêm là vào năm 2011.
Kích thước của Vesta chỉ kém tiểu hành tinh Ceres trong vành đai thiên thạch.
Mới đây, Ceres đã được liệt vào hàng sao lùn.
Vành đai thiên thạch là một vòng tròn các mảnh vụn đá vũ trụ quay quanh mặt trời và nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Đây là lần Vesta tiến gần tới Trái Đất nhất trong vòng 20 năm nay.
Vesta có hình oval, bề mặt của nó được bao phủ bởi nhiều miệng núi lửa giống như mặt trăng của chúng ta. Đặc điểm này được cho là đã xuất hiện xuyên suốt thời gian hinh thành của thiên thạch do va chạm
Miệng núi lửa rộng nhất có đường kính lên tới 460km.
Vesta được phát hiện vào năm 2012 trong một nhiệm vụ chưa từng có của NASA có tên là Dawn.
Sau khi được triển khai vào năm 2007, tàu vũ trụ Dawn đã khám phá ra cả thiên thạch Vesta và sao lùn Ceres. Được biết, dự án có chi phí lên tới 446 triệu đô.
Sau một vài năm trong vũ trụ, Dawn đã phát hiện ra rằng Vesta có hàm lượng khí hydro rất cao trên bề mặt.
“Những phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng những đốm sáng kì lạ trên Vesta đã trải qua rất nhiều thay đổi kể từ khi thiên thạch này hình thành vào 4 triệu năm về trước”- Jian-Yang Li, một nhà khoa học trong dự án Dawn ở đại học Maryland cho biết.
Vesta cũng có một đỉnh núi cao nhất từng được biết tới, 21km, nằm ở cực nam của thiên thạch.
“Ngọn núi ở cực nam còn lớn hơn cả đảo Hawaii”- Chris Russel, điều tra viên trong dự án Dawn chia sẻ. “Nó cao gần bằng ngọn núi cao nhất trong hệ mặt trời trên sao Hỏa”.
Theo các nhà khoa học, ngọn núi Olympus Mons trên sao Hỏa cao khoảng 24km tính từ bề mặt của hành tinh này.
Để dễ hình dung, ngọn núi cao nhất trên Trái Đất, đỉnh Everest, cao khoảng 8.8km.
Daily Mail/ Phương Anh
Thiên thạch hơn một tấn sáng rực bầu trời Mỹ, gây động đất nhẹ
Một quả cầu lửa lớn thắp sáng bầu trời Michigan và các bang lân cận, gây ra động đất nhẹ.