Thổ Nhĩ Kỳ “dọa” rời NATO nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ

Trong những tuyên bố gần đây của giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ ra, ngày cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton được bầu làm Tổng thống Mỹ sẽ là lúc sợi dây liên kết mong manh giữa Ankara và NATO bị cắt đứt.

14:27 24/10/2016

Nếu điều này trở thành sự thật, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm tạo dựng một liên minh vững chắc với Nga, điều đồng nghĩa với việc Washington đối đầu với Moscow, cũng không khác gì đối đầu trực tiếp với Chính phủ của Tổng thống Erdogan.

Quan điểm của ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Ankara có sự bất đồng sâu sắc về vấn đề người Kurd.

Trung tuần tháng 10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã chỉ trích phát ngôn của ứng viên Tổng thống Hillary Clinton, khi bà nói, sẽ tiếp tục hỗ trợ vũ trang cho PYD (Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd ở Syria) và YPG (Lực lượng Bảo vệ Người Kurd) – vốn là những tổ chức chính trị của người Kurd mà từ lâu trở thành mối đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ. Tờ CBS News gọi phát biểu của bà Clinton giống như một “đòn đâm sau lưng Ankara” bởi một điều rõ ràng hai nước vẫn luôn là đồng minh thân thiết từ trước đến nay. Từ điều này, AP dự đoán sẽ có một phản ứng cứng rắn được phát ra từ Thổ Nhĩ Kỳ, nếu như bà Clinton trở thành Tổng thống vào nhiệm kỳ tới.

Sự không vừa lòng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và bà Clinton không chỉ đơn giản ở vấn đề cung cấp vũ khí và hậu thuẫn công khai cho người Kurd ly khai và hình thành quốc gia riêng độc lập. Người ta nhớ, trước đó, khi còn làm việc ở Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, bà Clinton vẫn thường thúc giục, để thiết lập một “vùng cấm bay” ở Syria, ngoài ra bà lưu ý có thể làm điều này ở cả biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ/Syria – nơi lực lượng người Kurd chiếm đóng ở cả hai bên biên giới. “Chúng ta phải tìm ra cách để, nếu có thể, tạo nên một Mùa xuân Ả rập lần hai”, bà Hillary Clinton phát biểu ngày 19/11/2015, sau khi Nga bắt đầu chiến dịch ném bom ở Syria hồi tháng Chín…

Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 15/7, quan hệ Mỹ-Thổ đã trở nên vô cùng căng thẳng khi Washington bị cáo buộc hậu thuẫn cho phong trào của giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen để hạ bệ Chính phủ Erdogan. Ankara từng không ít lần cáo buộc CIA là bên khởi xướng mọi việc và nếu như không có Moscow báo tin trước về cuộc đảo chính, mọi thứ giờ đây có lẽ đã nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ. Bởi vậy, kể từ sau thời điểm 15/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường sự phòng vệ trước Mỹ, và giới lãnh đạo hiểu lý do tại sao việc người Kurd với Washington hậu thuẫn sau lưng sẽ trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với họ. Chỉ một ngày sau cuộc binh biến ở Thủ đô Ankara, Mỹ đã ngay lập tức thông qua một gói viện trợ quân sự trực tiếp trị giá 415 triệu USD cho các lực lượng người Kurd ở đây. Hai ngày sau, Mỹ cho biết sẽ thiết lập 5 căn cứ quân sự ở khu vực người Kurd ở Iraq.

Chuyên gia Eric Zuesse nêu quan điểm, đây có thể không phải vì “tình cảm lớn” dành cho người Kurd, hay để phục vụ cho mục tiêu chống IS mà ẩn giấu một mục tiêu khác. Hơn bất kỳ ai, Tổng thống Barack Obama khẳng định muốn bà Hillary Clinton sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của . Bởi một khi trở thành người kế nhiệm, bà sẽ là người kế thừa lại mọi di sản để lại, từ vấn đề Trung Đông, cô lập Nga và Trung Quốc cho đến TPP.

Trong cuộc hội đàm song phương diễn ra trung tuần tháng 10, Tổng thống Erdogan và người đồng cấp Putin đã cùng ký kết thỏa thuận thiết lập đường ống đưa khí đốt từ Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó sẽ phân phối ra khắp châu Âu, bên cạnh việc “bình thường hóa quan hệ” hai nước. Nó là minh chứng cho thấy một sự đối đầu rõ ràng của Ankara khi lựa chọn ngả về phía Moscow và ngày tháng rời NATO của Thổ Nhĩ Kỳ có thể không còn xa.

Nguồn: news.skydoor.net

Tags:
Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất