THỎA THUẬN KHÔNG CẠNH TRANH (NCA) THÊM MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG

Nước Mỹ với lịch sử hình thành ngắn ngủi chỉ hơn 200 năm, thế nhưng hiện nay đã vươn lên trở thành một cường quốc về kinh tế chính trị quân sự, đó là nhờ người dân Mỹ đã xây dựng nên các giá trị Mỹ phù hợp với sự phát triển của nhân loại. một trong những giá trị này có thể thấy đó là quyền tự do kinh doanh, tự do làm việc.

11:30 09/11/2018

Chính vì vậy những những gì ràng buộc giới hạn quyền tự do kinh doanh, tự do làm việc của công dân đều bị xem là không phù hợp, đi ngược lại với các giá trị Mỹ.

Theo góc độ này, thỏa thuận không cạnh tranh (NCA) bị xem là không phù hợp với các giá trị Mỹ vì chúng hạn chế khả năng kinh doanh khả năng làm việc của công dân. Chính vì vậy ở Mỹ hiện nay có một số tiểu bang không công nhận các thỏa thuận không cạnh tranh này. Điều này có nghĩa là ở các tiểu ban trên nếu như giữa hai bên có ký kết các thỏa thuận NCA này thì cũng sẽ bị xem là vô hiệu không có giá trị ràng buộc giữa các bên. Những tiểu bang hoàn toàn không công nhận các thỏa thuận này bao gồm North Dakota và Oklahoma, California.

Đặc biệt ở tiểu bang California, thỏa thuận không cạnh tranh (NCA) chẳng những bị xem là không có giá trị pháp lý, mà người nhân viên còn có thể truyện ngược lại người chủ doanh nghiệp nếu bị yêu cầu ký thỏa thuận này với lý do là phân biệt đối xử, mặc dầu người chủ lao động có thể không có ý định buộc người nhân viên phải thực hiện thỏa thuận NCA này.

Các tiểu bang khác chỉ thừa nhận một phần hạn chế các thỏa thuận NCA này mà thôi, thường là tòa án ở tiểu bang California chỉ công nhận rất hạn chế hiệu lực của các thỏa thuận dẫn này đối với một số ít trường hợp đặc biệt chẳng hạn như đối với các nhân viên ở vị trí cao trong công ty như trưởng phòng trở lên, những người có thẩm quyền được biết nắm giữ nhiều thông tin quan trọng, bí mật thương mại của công, mà nếu khi họ nghỉ việc và chuyển sang công ty khác thì có thể gây thiệt hại về khả năng kinh doanh của công ty.

Ở những tiểu bang thừa nhận hiệu lực pháp lý của các thỏa thuận NCA này, tòa án cũng hết sức cẩn thận khi xem xét hiệu lực pháp lý của chúng. Thường tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau đây:

1. Thỏa thuận phải hợp lý

Thường là tòa án sẽ không thừa nhận hiệu lực pháp lý của một NCA nếu nó có quá nhiều quy định ràng buộc hạn chế quyền lợi của người nhân viên, nhất là hạn chế quyền làm việc của người nhân viên trong tương lai. Bên cạnh đó, các ràng buộc này cũng phải hợp lý về thời gian không gian và tính chất công việc cạnh tranh. Tính hợp lý này còn thể hiện ở việc những hạn chế quyền lợi của người nhân viên phải thật sự cần thiết cho công việc kinh doanh của người chủ lao động. Vậy nên, thường là những nhân viên ở vị trí công việc cấp thấp như nhân viên quản lý hành chính, dịch vụ khách hàng, quản lý dây chuyền sản xuất... Sẽ không được xem là hợp lý nếu người chủ lao động mạch hở ký kết NCA.

2. Thỏa thuận không cạnh tranh (NCA) phải được xem là một hợp đồng được ký kết giữa người lao động và người chủ lao động, trong đó các bên có những quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng. Điều này có nghĩa là khi người lao động ký kết NCA, thì họ có nghĩa vụ tuân thủ thỏa thuận không cạnh tranh, đồng thời họ phải được nhận lại lợi ích từ người chủ lao động Ví dụ như tăng lương, một khoản tiền thưởng, hai thành chức... Bởi vậy tòa án thường không thừa nhận hiệu lực pháp lý của thỏa thuận NCA nếu như người lao động không được nhận lại lợi ích gì từ người chủ lao động nếu họ ký kết NCA.

Tags:
Việt Nam mong phát triển quan hệ thực chất hơn với Mỹ sau bầu cử giữa kỳ

Việt Nam mong phát triển quan hệ thực chất hơn với Mỹ sau bầu cử giữa kỳ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam hy vọng quan hệ với Mỹ sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hai nước.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất