Thư từ nước Mỹ: Đối diện "quái vật Delta", vì sao hàng chục triệu người Mỹ vẫn chưa chịu tiêm vắc xin Covid-19?

Nước Mỹ không hề thiếu vắc xin, tại sao vẫn có 30% số người Mỹ trưởng thành vẫn chưa tiêm chủng?

23:00 09/08/2021

Trước tiên phải nói rõ là cá nhân tôi tin rằng tất cả người Mỹ nên tiêm phòng vắc xin Covid-19 trừ những người có lý do về tình trạng sức khỏe, độ tuổi (dưới 12 tuổi) hoặc tín ngưỡng tôn giáo. Và tất cả đều nên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn khi xuất hiện ở nơi đông người.

Vậy mà bất chấp những điều tưởng như ai cũng hiểu này, nước Mỹ vẫn một lần nữa rơi vào đống bung xung liên quan đến tiêm chủng và khẩu trang, khiến cho những thành tích trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19 bị lu mờ. Thực tế là các quốc gia khác trên thế giới luôn nhìn vào nước Mỹ như một chỉ dấu cho công tác chống dịch của họ nên việc hiểu rõ ngọn nguồn tình hình hiện tại của nước Mỹ là việc rất nên làm lúc này.

Tin tốt lành là trong tuần này, Mỹ đã đạt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số trưởng thành - tức là 163 triệu người. Hơn 80% người cao tuổi có nguy cơ nhiễm cao đã được tiêm.

Còn tin xấu thì sao? Biển thể Delta, như một con quái vật, lại mới thò ra thêm một cái đầu gớm ghiếc. Bối cảnh này đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề.

 Thư từ : Đối diện quái vật Delta, vì sao hàng chục triệu người Mỹ vẫn chưa chịu tiêm vắc xin Covid-19?  - Ảnh 1.

Trong tổng số những người đã tiêm chủng, chỉ có 6.587 người dương tính với virus sau tiêm, dẫn tới 6.239 người phải nhập viện, 1.263 người tử vong. Lấy con số 6.587 chia cho 163.000.000 chúng ta có xác suất nhập viện và 1.263 chia cho 163.000.000 chúng ta có xác suất tử vong do biến thể Delta. Kết quả thu được tỷ lệ nhiễm là dưới 0.004% và tỷ lệ tử vong là dưới 0.001% ở những người đã được tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra, trong số 1.263 ca tử vong, có 309 ca, tương đương 24% không có triệu chứng hoặc chết vì nguyên nhân không phải do Covid-19.

Tất nhiên, số ca nhiễm ở người đã được tiêm phòng đầy đủ trong thực tế cao hơn số liệu báo cáo, nhưng những trường hợp này có xu hướng không triệu chứng hoặc chỉ biểu hiện nhẹ như chứng cảm lạnh thông thường. CDC không hoặc không thể theo dõi được tất cả các trường hợp này. Có lẽ họ cũng không có lựa chọn nào khác bởi họ còn nhiều việc khác nữa phải làm.

Điều đáng nói ở đây là chính phủ Mỹ đang cân nhắc đưa ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang đối với những người đã tiêm phòng đầy đủ. Lý do: Họ không muốn 0.004% số người đã tiêm truyền biến thể Delta cho những người chưa tiêm. Quy định này sẽ làm dấy lên một vấn đề lớn: tại sao những người đã tiêm vắc xin đầy đủ lại phải chịu hậu quả thay những người không chịu tiêm?

 Thư từ : Đối diện quái vật Delta, vì sao hàng chục triệu người Mỹ vẫn chưa chịu tiêm vắc xin Covid-19?  - Ảnh 2.

Trong tổng số 80,000 ca nhập viện và trên 200 trường hợp tử vong hàng ngày vì Covid có khoảng 99% là người chưa tiêm vắc xin. Như vậy vấn đề chính nằm ở những người chưa tiêm. Một số người cực đoan còn đòi nhốt hết số người không chịu tiêm này lại với nhau.

 Thư từ : Đối diện quái vật Delta, vì sao hàng chục triệu người Mỹ vẫn chưa chịu tiêm vắc xin Covid-19?  - Ảnh 3.

Câu hỏi đặt ra là nước Mỹ không thiếu vắc xin, tại sao vẫn có 30% số người trưởng thành chưa tiêm chủng? Chỉ một số rất ít trong đó có lý do về sức khoẻ và niềm tin tôn giáo. Thêm một phần nhỏ nữa là những người đã nhiễm virus.

Một số người cho rằng đây là lỗi của các phương tiện truyền thông chính thống và mạng xã hội. Báo chí chính thống - vì những lý do mà chỉ bản thân họ mới rõ – đã chính trị hóa vấn đề này. Họ vẫn cho rằng nguyên nhân khiến nhiều người không tiêm chủng phần lớn là do ông Trump và các tờ báo bảo thủ đã tuyên truyền. Họ cũng đổ lỗi cho các cộng đồng dân sống ở khu vực nông thôn, hầu hết là người ủng hộ cựu Tổng thống, vì đã không tiêm phòng. Sự thật không phải như vậy.

Chính phủ đổ lỗi cho mạng xã hội. Đúng là có nhiều blogger đưa thông tin sai lệch, thông tin không chính xác về tiêm chủng. Chính phủ liền đưa ra giải pháp là phối hợp với Facebook và Twitter để kiểm duyệt các tài khoản này vì lý do quan ngại cho sức khỏe cộng đồng. Việc làm như vậy đã vi phạm nghiêm trọng hiến pháp Mỹ, nhưng quan trọng hơn, chính phủ Mỹ không nên bắt tay với mạng xã hội để gỡ bỏ những nội dung không vừa ý họ. Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn nên bàn ở một dịp khác.

Một số chính trị gia, chuyên gia và các nhà bình luận của đảng Cộng hòa đã lên tiếng ủng hộ việc tiêm chủng với điều kiện trên cơ sở tự nguyện. Đây là một việc lạ đời bởi luật pháp Mỹ cho phép chính phủ được áp đặt tiêm chủng bắt buộc, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp quốc gia. Đảng Cộng hoà đang cố gắng đào sâu thêm khoảng cách với đảng Dân chủ.

Đối với chính phủ, nên "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Mọi sự lúng túng và hỗn loạn hiện giờ bắt nguồn từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Viện Y tế Quốc gia, và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden lại cam kết không can thiệp vào quyết định của các chuyên gia y tế được ông chỉ định chịu trách nhiệm quản lý đại dịch. Ông Biden làm như vậy với chủ đích để tạo ra sự tương phản giữa chính quyền của ông với chính quyền của người tiền nhiệm Donald Trump, khi hoạt động của các chuyên gia y tế liên tục bị chính quyền can thiệp. Thế nhưng, các chuyên gia y tế lại liên tục đưa ra những khuyến nghị trái ngược nhau, không dựa trên cơ sở khoa học, chính trị hóa mọi khía cạnh của đại dịch Covid-19

CDC và chính phủ nỗ lực tìm mọi cách thuyết phục những người chưa tiêm vắc xin đi tiêm. Nhưng thay vì đưa ra những lý lẽ và thông tin thuyết phục, người ta lại chọn cách đổ lỗi cho những người chưa tiêm đã gây ra sự bùng phát biến thể Delta và khiến họ phải cảm thấy hổ thẹn về điều này.

Vừa mới đây, Canada mở cửa biên giới cho người Mỹ đến du lịch nghỉ hè. Trong khi đó, CDC yêu cầu chính phủ tiếp tục đóng cửa biên giới với du khách Canada. Có phải ý của họ là virus Covid-19 chỉ vào Mỹ từ phía bắc chứ không đi từ phía Nam, nơi biên giới đang mở cửa cho di dân bất hợp pháp hay chăng?

Báo chí chính thống cũng không thông tin về các nguyên nhân quan trọng khác. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020, đại diện phe Dân chủ tuyên bố rằng họ sẽ rất cảnh giác với vắc xin do ông Trump hoặc chính quyền Trump đưa ra. Những tuyên bố đó dẫn đến việc nhiều người dân nghi ngờ vắc xin.

Báo chí chính thống cũng không đả động gì đến một nhóm dân số lớn chưa tiêm phòng: nhóm người Mỹ gốc Phi. Tại thành phố New York, theo Fox News, nhóm người Mỹ gốc Phi chiếm 70% số người chưa tiêm chủng. Điều quan trọng là phải hiểu lý do tại sao. Liên quan đến chăm sóc y tế, người da đen đã không nhận được sự quan tâm thoả đáng trong nhiều thập kỷ. Cộng đồng của họ không được phục vụ đầy đủ và các dịch vụ y tế luôn kém hơn so với những cộng đồng khác. Điều đó đã dẫn đến sự mất lòng tin trên diện rộng. Vì vậy, các nỗ lực của chính phủ để giải quyết sự kháng cự tiêm chủng ở nhóm này đã không thành công.

 Thư từ : Đối diện quái vật Delta, vì sao hàng chục triệu người Mỹ vẫn chưa chịu tiêm vắc xin Covid-19?  - Ảnh 4.

Chính sách mở cửa biên giới Mỹ-Mexico cũng dẫn đến nhiều vấn đề. Ngay sau khi nhậm chức, ông Biden đã mở cửa biên giới và xoá bỏ các chính sách ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp. Chỉ trong 6 tháng, số người vượt biên trái phép vào Mỹ đã lên đến 1 triệu, cùng với hàng trăm nghìn người khác đã vượt biên mà không bị bắt.

Vấn đề - Những di dân trái phép này được cho vào Mỹ mà không cần xét nghiệm Covid hay xuất trình bằng chứng đã tiêm chủng. Sau một quy trình xử lý sơ sài, họ được đưa lên xe buýt hoặc máy bay và tạm biệt! Hầu như không có cơ quan nào theo dõi xem họ đã đi đâu. Tệ hơn nữa, nhiều người trong số này từ chối tiêm vắc xin.

Bất ngờ - Số ca nhiễm đang tăng đột biến ở các thị trấn tiểu bang Texas do những di dân bất hợp pháp nhiễm bệnh gây lây lan. Vậy là người Mỹ phải tiêm phòng và đeo khẩu trang, trong khi người nhập cư bất hợp pháp di chuyển tự do khắp đất nước.

 Thư từ : Đối diện quái vật Delta, vì sao hàng chục triệu người Mỹ vẫn chưa chịu tiêm vắc xin Covid-19?  - Ảnh 5.

Chính phủ Mỹ đã bổ nhiệm một quan chức cấp cao phụ trách giám sát việc quản lý đại dịch. Trước đó dưới thời Trump, Phó Tổng thống Mike Pence đã nhận được nhiều lời khen ngợi và sự tôn trọng vì ông đã làm rất tốt công tác quản lý khủng hoảng khi nước Mỹ đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng về trang thiết bị y tế và đồ bảo hộ mà vẫn đảm bảo thủ tục hành chính thông thoáng cho việc sản xuất vắc xin. Trái lại, người đảm nhận vị trí giám sát hiện nay lại vô cùng "im hơi, lặng tiếng". Cuộc khủng hoảng cứ tiếp diễn trong sự thiếu vắng người xử lý.

 Thư từ : Đối diện quái vật Delta, vì sao hàng chục triệu người Mỹ vẫn chưa chịu tiêm vắc xin Covid-19?  - Ảnh 6.

Mỹ vẫn đang do dự về việc đưa ra chính sách tiêm chủng bắt buộc. Nếu thực hiện, đó sẽ là một quyết định đậm màu sắc chính trị và gây chia rẽ sâu sắc. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất là: chấp thuận để các doanh nghiệp tư nhân áp dụng quy định bắt buộc tiêm vắc xin đối với người lao động; thực tế nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện việc này. Các trường đại học đang yêu cầu cán bộ, giảng viên và sinh viên phải tiêm vắc xin. Chính phủ đang yêu cầu các nhân viên trong Cơ quan Quản lý Cựu chiến binh và các nhà thầu của chính quyền liên bang phải tiêm phòng và nhiều khả năng sẽ áp dụng quy định này đối với quân đội cũng như tất cả nhân viên đang làm việc trong chính quyền liên bang.

Trong trường hợp người lao động phản đối tiêm chủng, nhiều tổ chức áp dụng quy định yêu cầu những người này phải làm xét nghiệm thường xuyên. Có lẽ đây là một thoả hiệp hợp lý.

Trong tâm thế sẵn sàng áp dụng những biện pháp khắc nghiệt nhất, thành phố New York bắt đầu thực hiện quy định yêu cầu người dân trình bằng chứng đã tiêm chủng khi muốn vào nhà hàng, trung tâm thể dục và các địa điểm công cộng như một cách để thúc đẩy tiêm chủng.

Chính phủ cũng đang cân nhắc áp dụng hộ chiếu vắc xin đối với khách du lịch đến Mỹ.

Các loại vắc xin đang được sử dụng ở Mỹ vẫn chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chính thức chứng nhận an toàn. Hiện giờ các loại vắc xin này mới chỉ được phê duyệt có điều kiện để sử dụng khẩn cấp. Nhiều người lập luận rằng khi vắc xin chưa được phê duyệt chính thức thì không thể ép buộc họ tiêm. Họ lo ngại về những tác động lâu dài mà phải nhiều năm nữa phát tác. Nhưng 30% trong số những người đang phản đối sẽ đồng ý tiêm nếu vắc xin sớm được FDA phê duyệt. Vậy sao không phê duyệt đi!

 Thư từ : Đối diện quái vật Delta, vì sao hàng chục triệu người Mỹ vẫn chưa chịu tiêm vắc xin Covid-19?  - Ảnh 7.

Cứ cho là nước Mỹ vượt qua được mọi sự lúng túng, bối rối trong chiến dịch tiêm chủng lần này thì ngay sau đó sẽ lại đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới: Những người đã tiêm chủng đầy đủ có phải tiêm mũi nhắc lại không? Nếu bạn còn băn khoăn không hiểu tình hình lúc đó sẽ thế nào thì chỉ cần làm thế này: Các bạn đọc lại bài viết này từ đầu, bất kỳ những chỗ nào có từ "tiêm chủng", hãy thay bằng từ "tiêm nhắc lại". Vậy là rõ ngay!

Tags:
Biến chủng Lambda kháng vaccine lan rộng tại 41 quốc gia

Biến chủng Lambda kháng vaccine lan rộng tại 41 quốc gia

Theo sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID, biến chủng nguy hiểm Lambda có khả năng kháng vaccine Covid-19, hiện đã lan rộng đến 41 quốc gia trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất