Thu về quá nhiều trong dịch COVID-19, các bang ở Mỹ ‘bơi trong tiền‘, đau đầu nghĩ cách tiêu

Sau nhiều tháng thâm hụt sâu ngân sách, các thị trưởng Mỹ đối mặt một vấn đề bất thường: Làm thế nào để chi hàng núi tiền được hỗ trợ trong dịch COVID-19?

21:00 10/07/2021

Chú thích ảnh

Thống đốc New Jersey phát biểu trong hợp báo tại Hoboken ngày 6/5. Ảnh: AP

Khi đại dịch COVID-19 càn quét khắp nước Mỹ năm ngoái, các lãnh đạo và nhà kinh tế lo sợ xảy ra điều tệ nhất: ngân sách các bang sẽ cạn kiệt. Các thống đốc đã đề nghị chính phủ liên bang hỗ trợ. Các bang vay hàng tỷ USD. Có người còn dự báo các bang sẽ phá sản hàng loạt.

Nhưng giờ đây, tiền đang trút xuống các bang như mưa khi nền kinh tế hồi phục nhanh hơn dự báo. Giới nhà giàu ngày càng giàu khi thị trường chứng khoán bùng nổ. Các doanh nghiệp nài nỉ người lao động quay lại làm việc, chi bộn tiền để trả lương. Quốc hội Mỹ đã thông qua hàng núi viện trợ để bù vào thâm hụt ngân sách các bang.

Sau nhiều tháng thâm hụt sâu ngân sách, các thị trưởng Mỹ đối mặt một vấn đề bất thường: Làm thế nào để chi hàng núi tiền được hỗ trợ trong dịch COVID-19?

Nhờ triển vọng ngân sách từ tiền thuế tươi sáng hơn và nhờ hàng trăm tỷ USD mà chính phủ liên bang rót về, các bang đang thực hiện nhiều dự án, thậm chí còn trả hết nợ.

Chủ tịch Thượng viện bang New Jersey, ông Steve Sweeney cho biết: “Không ai có thể nghĩ rằng chúng tôi lại có số tiền như thế này”.

Từ bờ đông tới bờ tây, các thống đốc và nghị sĩ đã tranh cãi nhau về việc chi tiền vào cái gì và khi nào: chi tiền để kích thích kinh tế nay tiết kiệm đề phòng biến cố tương lai?

New Jersey có nhiều tiền tới mức không chỉ lần đầu tiên trong 25 năm thanh toán đầy đủ cho hệ thống lương hưu bang mà còn chi thêm 505 triệu USD. Đó là chưa kể tới khoản 3,7 tỷ USD để trả nợ và nửa tỷ USD để chi cho các đề xuất chi tiêu.

Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom thì đang sử dụng khoản tiền 100 tỷ USD ngân sách thặng dư và hỗ trợ liên bang để phát séc cho 2/3 cư dân, xây nhà cho người vô gia cư, thanh toán chi phí y tế cho cư dân không giấy tờ hợp lệ trên 50 tuổi.

Tại Florida, khoản tiền bổ sung giúp bang này có tiền cho chương trình 200 triệu USD phát sách tới tận nhà cho trẻ em và có thể phát 1.000 USD tiền thưởng cho mỗi giáo viên.

Khi mới đầu đại dịch, có nhiều lý do khiến mọi người đều dự báo kinh tế sẽ sụp đổ: doanh nghiệp đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng, số phận bấp bênh của nền kinh tế.

Khi đó, các bang giảm mạnh dự báo ngân sách thu được, có bang dự báo giảm tới 20%. Nhưng sau đó, các khoản thu về lại cao hơn dự báo trong gần như mọi trường hợp.

Tiếp đến, một loạt gói kích thích liên bang đã giúp kinh tế Mỹ hồi phục, giúp ổn định các bang và thậm chí còn tăng ngân sách từ thu thuế. Các bang nhận được nhiều khoản hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp. Tổng cộng, các bang và địa phương được hỗ trợ 350 tỷ USD trực tiếp từ Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ và cần phải chi vào cuối năm 2024, cộng với nhiều khoản hỗ trợ bổ sung để giúp các trường học và phân phối vaccine.

Các bang thu nhiều tiền thuế hơn nhờ các tầng lớp thu nhập trung bình và cao kiếm nhiều tiền hơn trong đại dịch, từ đó nộp nhiều tiền thuế hơn.

Tuy nhiên, không phải bang nào cũng khả quan như vậy. Những nơi phụ thuộc chính vào du lịch như Nevada hay Hawaii bị tác động mạnh nhất. Từ tháng 4/2020 tới tháng 3/2021, thu ngân sách thực ở 17 bang vẫn thấp hơn so với năm trước đó.

Chú thích ảnh

Người dân di chuyển trên một tuyến phố ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Bản chất bất thường của cuộc suy thoái liên quan COVID-19 đã khiến cơ quan tài chính các bang đau đầu. 

Tại California, các nghị sĩ bang ngập trong tiền nhiều tới mức họ không thể biết chi tiêu hết thế nào khi bắt đầu năm tài chính. Nhà phân tích tài chính bang khuyên họ chờ nhiều quyết định vì hệ thống quan liêu khó có thể giúp bang mở nhiều chương trình mới ngay lập tức mà vẫn giám sát tốt. Các nghị sĩ đã sắp đạt được thỏa thuận với thống đốc bang nhưng vẫn chưa có thỏa thuận toàn diện khi mà năm tài chính mới đã bắt đầu gần một tuần.

Một nghị sĩ cho biết số tiền lớn cần cân nhắc trong một thời gian ngắn như vậy khiến quy trình thêm phức tạp. Các vấn đề cần chi tiền giải quyết như ngăn chặn hạn hán, cháy rừng hay nhu cầu giáo dục… chưa được cân nhắc kỹ lưỡng.

Tại bang Rhode Island, nơi mà tiền thu về cũng nhiều hơn dự báo, các nghị sĩ đã đưa ra một số thay đổi với số tiền có thêm như miễn thuế cho nhiều doanh nghiệp hơn và dành nhiều tiền hơn cho chương trình nhà ở giá rẻ. Các nghị sĩ bang vẫn đang chờ tới mùa thu để xây dựng đề xuất chi số tiền đó.

Tags:
Nữ Việt kiều tan nát gia đình sau 30 năm bươn chải ở trời Tây, quyết về nước dù không ai ngóng đợi

Nữ Việt kiều tan nát gia đình sau 30 năm bươn chải ở trời Tây, quyết về nước dù không ai ngóng đợi

Bố mẹ già đã khuất bóng. Chồng đã có vợ mới. Con cái cũng đi Tây. Họ hàng nhìn tôi như một bà già lạc hậu 30 năm về trước. Tiền cũng không có nhiều sau những biến cố nơi xứ người.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất