THUẾ & PHÚC LỢI PHẢI TRẢ CHO NHÃN VIÊN DOANH NGHIỆP KINH DOANH Ở MỸ CẦN BIẾT
Doanh nghiệp kinh doanh ở Mỹ, nếu có thuê mướn nhân viên, thì ngoài tiền lương, còn phải chi trả các khoản thuế và phúc lợi sau đây theo quy định cho người nhân viên:
21:30 21/06/2018
1. Thuế an sinh xã hội liên bang (social security tax):
Trong năm 2018, đối với những nhân viên nhận lương bằng hoặc ít hơn 128.400 USD/năm, thì thuế an sinh xã hội phải đóng cho chính phủ là 12,4% dựa trên mức lương được nhận, trong đó doanh nghiệp đóng 6,2%; nhân viên đóng 6,2%, và doanh nghiệp phải trích giữ lại phần này trước khi trả lương cho nhân viên, để nộp cho chính phủ.
Trong năm 2018, đối với những nhân viên có mức lương hàng năm từ 128.400 USD - 200.000 USD, thì thuế an sinh xã hội chỉ được tính 12,4% trên 128.400 USD. Những trường hợp nhận lương trên 200.000 USD/năm, thì phần vượt quá 200.000 USD sẽ được tính theo tỷ lệ nêu trên.
Phần thuế an sinh xã hội mà doanh nghiệp chi trả cho người nhân viên sẽ được xem là chi phí kinh doanh để được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
2. Thuế chăm sóc y tế liên bang (Medicare tax):
Trong năm 2018, doanh nghiệp và nhân viên phải đóng thuế chăm sóc y tế cho chính phủ liên bang tổng cộng là 2,90% trên tiền lương, không kể mức lương là bao nhiêu của nhân viên, trong đó doanh nghiệp đóng 1,45%, nhân viên đóng 1,45%, và doanh nghiệp thu hộ để đóng cho chính phủ.
Phần thuế này do doanh nghiệp đóng sẽ được xem là chi phí kinh doanh để được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
3. Thuế thất nghiệp tiểu bang (state unemployment tax):
Mục đích của loại thuế này là để tạo quỹ thất nghiệp cho tiểu bang dùng để chi trả người nhân viên trong khoảng thời gian người này bị thất nghiệp vì một số lý do mà không phải do lỗi của người nhân viên.
Mức lương chịu thuế và thuế suất của loại thuế này tùy thuộc theo sự ấn định của từng tiểu bang, và thường là 14.000 USD, thuế suất 4%, và người nhân viên không phải đóng góp gì, mà toàn bộ tiền thuế này phải do doanh nghiệp chi trả.
Khoản tiền chi tra cho loại thuế này cũng được xem là chi phí kinh doanh và được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
4. Thuế thất nghiệp liên bang (Federal unemployment tax)
Loại thuế này có cùng chung mục đích với thuế thất nghiệp tiểu bang, và doanh nghiệp phải trả cho chính phủ liên với thuế suất là 6.0% theo mức lương của người nhân viên; tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đã trả thuế thất nghiệp cho tiểu bang, ví dụ là 4.0%, thì doanh nghiệp được khấu trừ phần này, và chỉ phải trả thêm 2.0% (6.0% - 4.0% = 2.0%) cho liên bang mà thôi.
Khoản thuế này được xem là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và được phép khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
5. Bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động (worker compensation insurance):
Mục đích của loại bảo hiểm này là để chính phủ chi trả cho những tại nạn lao động xảy ra cho người nhân viên trong quá trình làm việc. Phí bảo hiểm này do doanh nghiệp chi trả, và mức phí căn cứ trên ngành nghề kinh doanh (dễ xảy ra tai nạn lao động hay không), giao động từ 1% - 15% trên mức lương của người nhân viên.
Khoản phí này được xem là chi phí kinh doanh và được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
6. Bảo hiểm sức khỏe, tàn tật, nhân thọ cho nhân viên (health, disability, life insurance):
Luật bảo hiểm sức khỏe (Obamacare) buộc doanh nghiệp có từ 50 nhân viên trở lên phải mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp nhỏ hơn, người nhân viên, nhất là những nhân viên quản lý, chuyên gia… thường yêu cầu doanh nghiệp phải mua bảo hiểm sức khỏe cho họ và gia đình, và phí bảo hiểm mà doanh nghiệp phải trả, có khi tới 30 ngàn USD/năm.
7. Các khoản chi trả chế độ (holidays, vacations, and sick days)
Doanh nghiệp phải chi trả lương, thưởng… cho người nhân viên theo chế độ như nghỉ phép, nghỉ bệnh… theo quy định pháp luật lao động của tiểu bang và liên bang.
8. Quỹ hưu trí (401(k), savings plans, & profit-sharing plans)
Mục đích của quỹ này là để người nhân viên có khoản tiền tiết kiệm khi về hưu để dưỡng già, bên cạnh lươn hưu trí do chính phủ chi trả. Mức đóng góp vào quỹ do các bên thỏa thuận, và thông thường, nếu người nhân viên đóng, ví dụ 10 USD, thì doanh nghiệp cũng phải đóng vào 10 USD, và tổng cộng 20 USD sẽ thuộc về người nhân viên sau khi về hưu.
9. Quỹ tích góp khi về hưu (pension plan):
Mục đích của quỹ này là để tạo ra một khoản thu nhập thêm cho người nhân viên, bên cạnh lương hưu, 401(k), để trang trải các chi phí khác như đi du lịch…
Mức đóng góp do hai bên thỏa thuận, và doanh nghiệp cũng phải đóng góp khoản tiền bằng với khoản tiền mà người nhân viên góp vào.
10. Phí bảo hiểm y tế hậu hưu trí (post-retirement health insurance):
Mục đích của loại bảo hiểm này là để người nhân viên được chăm sóc sức khỏe “VIP” hơn sau sau khi về hưu, bên cạnh các loại bảo hiểm cơ bản cho chính phủ cung cấp.
Thông thường, doanh nghiệp phải chi trả phí bảo hiểm này, và mức phí tùy theo chính sách của từng công ty bán bảo hiểm.
Tin tặc Trung Quốc tấn công mạng quốc phòng Mỹ, điều khiển cả vệ tinh
Một chiến dịch tấn công an ninh mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc đã thâm nhập sâu vào các nhà điều hành vệ tinh, các nhà thầu quốc phòng và các công ty viễn thông tại Mỹ và Đông Nam Á.