Thước phim cuối cùng của khách Mỹ về Triều Tiên

Một trong những khách Mỹ cuối cùng đến Triều Tiên hy vọng những thước phim tư liệu sẽ mở ra một góc nhìn khác về đất nước biệt lập này.

11:30 15/09/2017

Jay Tindall, nhiếp ảnh gia Mỹ, đến Triều Tiên lần đầu từ năm 2009, nhằm tìm kiếm thị trường tiềm năng cho công việc kinh doanh của mình. 

Sau đó, anh quay lại Triều Tiên vào năm 2010, 2014 và 2017 - trở thành một trong những người Mỹ cuối cùng được phép đến đây. Suốt chuyến đi cuối cùng, Jay tranh thủ ghi lại những hình ảnh tràn đầy sức sống mà ít người thấy về Triều Tiên.

"Đất nước này là nơi ngay cả những người đã đi khắp thế giới cũng chưa từng tới", Jay chia sẻ.

thuoc-phim-cuoi-cung-cua-khach-my-ve-trieu-tien

Nữ cảnh sát giao thông tại Triều Tiên. Ảnh: Jay Tindall.

Jay trả lời Diplomat: "Triều Tiên của những năm 2009 và 2010 rất khác so với những gì mọi người biết trên tivi - không có phương tiện giao thông, luật pháp nghiêm ngặt. Những người đi kèm khách quản chặt hơn bây giờ rất nhiều, họ sẽ xem từng bức ảnh bạn chụp".

Trong đoạn phim ngắn Inside the North Korea Cocoon (Bên trong tổ kén Triều Tiên), Jay thể hiện hình ảnh một đất nước mắc kẹt trong quá khứ nhưng vẫn chật vật tiến về phía trước.

Tác giả thổ lộ: "Tôi muốn đưa ra một mặt khác về cuộc sống đời thường tại Bình Nhưỡng, mà bạn chưa từng nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ - không có những lễ duyệt binh, Kim Jong Un hay tên lửa".

Anh chú tâm vào những thay đổi về cơ sở hạ tầng theo thời gian, kể từ lần đầu anh đến Triều Tiên: những tòa nhà lắp kính sáng chói, lò vi sóng, người dân cắm cúi với trò chơi Nintendo trong điện thoại Trung Quốc, mà anh bạn Brett Bachman có thể đọc tên ra như Mario 64, Monument Valley hay Farmville.

Những hình ảnh cuối của khách Mỹ về Triều Tiên

Jay nhận định: "Ngay cả khi Triều Tiên đang dần hiện đại hóa, nét cổ điển vẫn phảng phất trong từng khung hình. Có lẽ họ đang chạy đua để bắt kịp với thế giới". Nguồn: Jay Tindall.

Đối với Jay, trở thành du khách lui tới Triều Tiên nhiều lần, đi cùng một hướng dẫn viên qua nhiều năm... đã cho anh những đặc quyền nhất định. Tuy nhiên, anh vẫn phải tuân thủ nguyên tắc về hình ảnh - không chụp ảnh quân đội, các công trình đang thi công hay bất cứ thứ gì có thể làm tổn hại đến an ninh đất nước.

Nhiếp ảnh gia cho biết anh không gặp khó khăn khi sử dụng máy quay trong chuyến đi gần đây nhất. Khi Jay ghi hình ga tàu điện Bình Nhưỡng, nhiều người dân cố gắng báo cảnh sát, hướng dẫn viên đã nói giúp rằng anh được phép làm vậy.

Nói về lệnh cấm du lịch Triều Tiên của chính phủ Mỹ, Jay cho rằng chính sách này không thay đổi nhiều thứ: "Tôi không nghĩ người Mỹ sẽ gặp rắc rối khi đến đó. Chỉ cần tuân thủ luật và mọi người sẽ ổn thỏa. Luật lệ tại Triều Tiên rất nghiêm, và bạn chỉ gặp nguy hiểm khi phá luật".

Phía Mỹ bày tỏ mối quan ngại về sự an toàn của công dân nếu đến Triều Tiên - đất nước phát triển vũ khí hạt nhân.

Nhiều nhà báo, đại lý tour và các nhà hoạt động xã hội đã phản đối lệnh cấm du lịch của Mỹ, trong khi đó Bình Nhưỡng cho rằng hành động này của Mỹ là "trẻ con" và ngăn cản công dân nhìn thấy hình ảnh thực sự về Triều Tiên.

Tags:
Mất điện dài ngày sau bão Irma làm 8 người chết

Mất điện dài ngày sau bão Irma làm 8 người chết

Vụ 8 người tử vong vì nóng bức và máy điều hòa không hoạt động tại trung tâm điều dưỡng ở Florida gây lo ngại về sự an toàn của 4 triệu người cao tuổi sống trong cảnh mất điện.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất