Tiền học tăng, nhiều người học không lấy bằng trên Internet
Với việc học phí đại học cứ tăng đều đặn và ngày càng có thêm nhiều lớp miễn phí được mở trên mạng, một vài quan sát viên bắt đầu tự hỏi về nhu cầu của giáo dục đại học truyền thống, nơi sinh viên phải chịu gánh nặng nợ nần lớn lao.
08:57 02/05/2017
Giới sáng lập chương trình học qua Internet nói rằng họ tạo cho sinh viên những khả năng chuyên môn quan trọng cho thị trường việc làm mà không phải chịu tốn kém nhiều.
Tuy nhiên một vài chuyên gia tỏ ra quan ngại đối với lối giáo dục mới này, tuy thực tiễn đối với một lãnh vực đặc biệt, đáp ứng với nhu cầu ngày nay, nhưng hạn hẹp, thiếu chuẩn bị cho những công việc khác trong tương lai.
Trường Minerva do ông Ben Nelson, 41 tuổi, cựu chủ tịch trang mạng Snapfish, thành lập, có tất cả các lớp đều được mở trên mạng, và nay có được 270 sinh viên ghi danh.
Lớp học đầu tiên được mở vào năm 2014 nên còn quá sớm để lượng định về mức tốt nghiệp và số người được mướn làm việc.
Nhiều người hoài nghi về khả năng dạy những lớp khoa học mà không có phòng thí nghiệm, và cho rằng lãnh vực nghiên cứu đòi hỏi không gian và môi trường mà chỉ các trường đại học truyền thống mới có.
Ông Peter Cappelli, giáo sư nghiên cứu về thị trường lao động Hoa Kỳ thuộc trường Đại Học Pennsylvania, tin rằng sinh viên phải chấp nhận rủi ro lớn khi ghi danh vào một chương trình mà chưa ai nghe nói đến.
Ông nhận xét: “Không chỉ điều gì quí vị học được mà làm sao thuyết phục được người khác quí vị lãnh hội được những gì. Thật khó vượt qua những rủi ro, ngày nào những trường này còn chưa tạo được danh tiếng.”
Một số giới chủ nhân đồng ý rằng giáo dục đại học truyền thống có thể không còn quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay như hồi trước. Google không còn đòi hỏi phải có bằng đại học khi tuyển chọn nhân sự, họ cho biết 14% nhân viên của họ chưa hề lên đại học.
Công ty hành chánh Ernst & Young ở Anh cũng ngưng đòi hỏi nhân viên phải có bằng đại học.
Tuy nhiên không phải công ty nào cũng có suy nghĩ như vậy.
Cố vấn an ninh thứ tư rời bỏ ông Trump
Truyền thông Mỹ hôm 1/5 nóng lên tin Sebastian Gorka, phụ tá an ninh sẽ rời Nhà Trắng. Ông là nhân vật thứ tư trong hàng ngũ phụ tá về an ninh quốc gia cho Tổng thống Trump rời bỏ trọng trách của mình.