TÌm hiểu về việc mở tài khoản ngân hàng ở Mỹ
Một việc trong đời sống của mình mà gần như tất cả người Mỹ, bao gồm cả những người khác đang sinh sống tại Mỹ, cho dù là hợp pháp hay bất hợp pháp đều phải làm ít nhất một lần trong đời
10:30 03/03/2019
Thân chào các bạn,
Một việc trong đời sống của mình mà gần như tất cả người Mỹ, bao gồm cả những người khác đang sinh sống tại Mỹ, cho dù là hợp pháp hay bất hợp pháp đều phải làm ít nhất một lần trong đời: đó là việc mở và sở hữu ít nhất một tài khoản ngân hàng, cho dù đó là tài khoản cá nhân hay tài khoản kinh doanh. Thông thường, việc mở một tài khoản ở Mỹ là khá dễ dàng, miễn là bạn có đủ một khoản tiền nhỏ ban đầu, thường là 100 USD để đặt cọc vào tài khoản nhằm kích hoạt nó. Việc mở một tài khoản ngân hàng ở Mỹ thường khá đơn giản là vậy; tuy nhiên, vẫn có một số rắc rối xảy ra mà không phải ai cũng biết, nhất là trong quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán.
Thông thường, thủ tục để mở tài khoản cá nhân đơn giản hơn thủ tục mở tài khoản kinh doanh (tài khoản doanh nghiệp), và tùy thuộc vào quy định riêng của từng ngân hàng. Đối với tài khoản cá nhân, hầu như tất cả các ngân hàng đều dễ dàng cho mở, miễn là người mở tài khoản đang ở hợp pháp ở Mỹ và có địa chỉ liên lạc cụ thể. Đối với tài khoản kinh doanh, thì thủ tục có phần phức tạp hơn, đòi hỏi phải có giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy cấp mã số thuế của sở thuế vụ liên bang (hoặc số SSN trong trường hợp là hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, họ kinh doanh cá thể), và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc là người đại diện ủy quyền hợp pháp. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, ngành nghề kinh doanh cụ thể, mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về điều kiện để được mở tài khoản kinh doanh. Thực tế, một số ngân hàng cũng hay "làm khó dễ" khách hàng bằng việc yêu cầu họ cung cấp biên bản họp hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, hay một số giấy tờ khác thì mới đồng ý cho mở tài khoản doanh nghiệp. Có ngân hàng còn buộc lại hình corporation phải có ít nhất 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết thì mới cho mở tài khoản cho corporation… Vì tính chất khá phức tạp của thủ tục mở tài khoản kinh doanh, mình sẽ giới thiệu và phân tích chi tiết vấn đề mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp trong bài viết sau. Riêng bài viết này, mình chỉ tập trung vào những vấn để có thể phát sinh trong việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân - vấn đề mà gần như tất cả mọi người ở Mỹ đều gặp phải.
Như đã đề cập ở trên, để mở 1 tài khoản cá nhân, bạn chỉ cần là người ở Mỹ hợp pháp và có một ít tiền (thường là 100USD) để bỏ vào tài khoản lúc đầu. Việc ở Mỹ hợp pháp là việc định cư ở Mỹ như công dân Mỹ, thường trú nhân), và không định cư (cư trú tạm thời) như các diện visa làm việc không định cư, du học sinh, khách du ịch còn trong thời hạn visa… Như vậy, gần như tất cả các trường hợp ở Mỹ đều được mở tài khoản cá nhân. đối với những người lúc đầu đến Mỹ hợp pháp, nhung sau đó ở lại quá hạn hay vì một lý do nào khác và trở thành bất hợp pháp, thì nếu lúc trước họ đã mở được tài khoản cá nhân, thì sau khi họ trở thành bất hợp pháp, tài khoản cá nhân ấy vẫn có giá trị sử dụng, miễn là họ không vi phạm các quy định của pháp luật và chính sách của ngân hàng.
Tuy nhiên, rắc rối phát sinh thật sự là từ việc sự dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch gởi tiền, thanh toán... Những vấn đề mà khách hàng thường hay gặp phải trong việc sử dụng tài khoản cá nhân của họ như sau đây.
Thứ nhất là vấn đề thông tin cá nhân không kịp cập nhật do khách hàng chuyển địa chỉ, đổi số điện thoại. Thường khi nhiều người chuyển chỗ ở, đổi số điiện thoại và quên cập nhật thông tin này cho ngân hàng, bởi vậy, khi có giao dịch chuyển tiền, nhất là việc viết check hoặc nhận check do người khác gởi với số tiền lớn, ngân hàng sẽ không thể xác minh thông tin, và thường là ngân hàng sẽ tạm thời đóng tài khoản của khách và đóng băng giao dịch, chờ cho đến khi thông tin các nhận được xác minh rõ ràng. Việc này sẽ làm ảnh hướng rất lớn đến công việc của bạn, và có thể làm mất uy tín, gây nghi nngờ cho bạn bè về khả năng, thiện chí thanh toán của bạn. Các biệt, có một số ngân hàng rất khó khăn trong việc này, và ngân hàng sẽ đòi hỏi rất nhiều giấy tờ để cho khách hàng mở lại tài khoản đã bị đóng, như trường hợp của ngân hàng CHASE MORGAN chẳng hạn. Mình sẽ có bài phân tích chi tiết về chính sách của Chase JP Morgan về vấn đề này trong một bài viết riêng biệt.
Thứ hai là vấn đề khách hàng chuyển cùng một số tiền qua lại nhiều lần giữa các tài khoản cá nhau của khách hàng hoặc giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Có những lúc, vì một vài mục đích nào đó, khách hàng thường hay chuyển tiền quan lại giữa các tài khoản với nhau hay giữa các thành viên trong gia đình. Một số ngân hàng có quy định riêng về việc này, và sẽ đặt các tài khoản cá nhân này vào diện nghi vấn, cần theo dõi.
Thứ ba là việc khách hàng nhận được một số tiền lớn chuyển vào tài khoản, thường là từ 10 ngàn USD trở lên, bằng hình thức chuyển khooản hay viết check, money order. Theo quy định của luật pháp Mỹ, ngân hàng bắt buộc phải báo cáo các giao dịch như thế này cho cơ quan chống rửa tiềng của FBI, và họ thường phải liên lạc với người gởi, người viết check để xác minh. Cách thức thông thường là họ sẽ liên lạc bằng cách gọi điện thoại theo số điện thoại cá nhân lưu trên hồ sơ mở tài khoản. Nhiều khi khách hàng thay đổi số điện thoại và chưa kịp cập nhật, hoặc là nhiều khi ngân viên ngân hàng gọi điện thoại xác minh thì khác hàng đang bận việc không thể nghe điện thoại được, và như vậy, ngân hàng sẽ tạm thời đóng tài khoản, và người gởi tiền phải mang nhiều giấy tờ đến ngân hàng để làm thủ tục xác minh để mở lại tài khoản.
Thứ tư là việc phí duy trì tài khoản được áp dụng. Gần như tất cả các ngân hàng đều thu một khoản phí, thường là 10 - 30 USD/tháng để duy trì tài khoản cho khách hàng. Khoản phí này sẽ được trừ trực tiếp hàng tháng vào tài khoản của khách hàng. Nếu số dư trong tài khaỏn của khác hànfg trên một mức quy định (thường là từ trên 1000 USD), thì sẽ không bị trừ phí này. Nhiều khách hàng đã không biết qy định này nêu đã không tìm hiểu kỹ, vì vậy, tài khoản bị trừ nhiều tiền một các không cần thiết.
Trên đây chỉ một số rắc rối có thể xảy ra trong việc mở và sử dụng tài khoản ngân hàng cá nhân tại Mỹ. Trong những bài viết sau, mình sẽ giới thiệu thêm và phân tích chi tiết hơn các vấn đề có thể xảy ra, bao gồm cả việc mở và sử dụng tài khoản kinh doanh.
Thêm một đứa trẻ 7 tuổi trở thành nạn nhân của quái vật kinh dị Momo trên Youtube Kids
Điều đáng nói là sự việc xảy ra trong suốt một thời gian nhưng mẹ của bé gái vẫn không phát hiện nguyên nhân do con quái vật kinh dị Momo, thậm chí còn nghi ngờ rằng con mình bị bắt nạt ở trường học.