Tính cách đã đi cùng ông Biden suốt cuộc bầu cử khốc liệt

Dù đối mặt với những thất bại, hoài nghi và khó khăn chực chờ, người đàn ông 77 tuổi vẫn xoay xở để “làm nên lịch sử”, như bà Hillary Clinton đã viết trên Twitter hôm 7/11.

06:30 09/11/2020

“Có những ngày tôi không dám nghĩ rằng ông Biden sẽ đi xa tới mức này”, một đồng minh lâu năm của đảng Dân chủ trả lời tờ The Hill hôm 6/11, sau khi ông Biden vượt lên dẫn trước tại các bang chiến trường trọng yếu.

Những khoảng thời gian mà sự hoài nghi đổ dồn lên người đàn ông từng hai lần thất cử tổng thống có thể kể đến các phiên tranh luận, hay khi những nhà tài trợ bặt vô âm tín trước các cuộc gọi từ chiến dịch tranh cử của ông Biden.

Thất bại bất ngờ của bà Hillary Clinton bốn năm trước cũng phần nào khiến nhiều người ám ảnh và đặt dấu hỏi lớn về khả năng chiến thắng của cựu phó tổng thống trước một đối thủ tuy ít kinh nghiệm chính trị song lại “lão làng” trong lĩnh vực truyền thông.

Biden thang nhu the nao anh 1
Với quá khứ hai lần thất bại trong nỗ lực tranh cử tổng thống, ông Biden nhận được nhiều ánh mắt hoài nghi trong cuộc đua vào năm nay. Ảnh: Reuters.

Kiên định bất chấp khó khăn

Tuy nhiên, những cuộc phỏng vấn với các phụ tá và đồng minh thân cận của ông Biden đã giúp khắc họa nên bức chân dung về một ứng viên 77 tuổi nổi tiếng hay quên kịch bản bài phát biểu nhưng luôn kiên định bám sát thông điệp bản thân muốn truyền tải.

“Thông điệp vào ngày đầu tiên và ngày cuối cùng của ông ấy là một”, một phụ tá lâu năm của ông Biden nói. “Chiến lược của ông ấy cũng tương tự, ngày đầu tiên hay ngày cuối cùng đều như nhau”.

“Ông ấy chưa bao giờ đi chệch hướng trong việc truyền tải thông điệp cốt lõi về lý do tranh cử”, nguồn tin trên cho biết. “Ngay cả trong cuộc bầu cử sơ bộ, khi tình thế rất khó khăn, ông ấy vẫn kiên định xuyên suốt toàn bộ chiến dịch tranh cử”.

Biden thang nhu the nao anh 2
Dù phải đối đầu với một đối thủ như , ông Biden vẫn giữ được sự kiên định. Ảnh: Reuters.

Bước ngoặt giúp người đàn ông 77 tuổi quay lại quỹ đạo hướng về Nhà Trắng có thể kể đến sự ủng hộ của Lãnh đạo phe đa số Hạ viện Whip James Clyurn đối với ông Biden trước cuộc bầu cử sơ bộ tại South Carolina.

“Nếu không có sự thừa nhận và ủng hộ từ Clyburn, chúng tôi sẽ không đi xa tới mức này”, một trợ lý thân cận của ông Biden nói.

Cựu phó tổng thống sau đó đã giành chiến thắng trong cuộc tranh cử nội bộ ở South Carolina trước Thượng nghị sĩ Bernie Sanders với cách biệt gần 30 điểm. Thời điểm đó, nhiều người đinh ninh Thượng nghị sĩ Sanders chắc chắn sẽ trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.

Kết quả bất ngờ tại South Carolina được tiếp nối bằng chiến thắng của ông Biden trước Thượng nghị sĩ Sanders trong cuộc bầu cử sơ bộ tại Michigan, góp phần giúp ông Biden nhận đề cử tổng thống của đảng Dân chủ.

Biden thang nhu the nao anh 3
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và ông Biden từng là đối thủ trong cuộc tranh cử nội bộ . Ảnh: Reuters.

Sự bình tĩnh của một chính trị gia thực thụ

Sự đoàn kết với các thành viên trong đảng, bao gồm cả những đối thủ như ông Sanders, đã giúp ông Biden nhận được sự ủng hộ từ lượng lớn cử tri, được phản ánh qua kết quả các cuộc thăm dò trước ngày bầu cử.

Ông Biden cũng biến chiếc khẩu trang thành một phần biểu tượng của chiến dịch tranh cử phe Dân chủ. Điều thể hiện sự cam kết xử lý đại dịch theo cách tiếp cận khác với chính quyền Tổng thống Trump, vốn bị cho là nguyên nhân khiến hơn 237.000 người Mỹ tử vong vì Covid-19.

Cựu phó tổng thống và đảng Dân chủ đồng thời kêu gọi cử tri lên kế hoạch về cách thức bầu cử và gợi ý bỏ phiếu qua thư để hạn chế lây lan mầm bệnh Covid-19, trong khi Tổng thống Trump nhiều lần công khai chỉ trích hình thức bỏ phiếu này vì lo sợ xảy ra gian lận.

Biden thang nhu the nao anh 4
Ông Biden ủng hộ bỏ phiếu qua thư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Mỹ. Ảnh: Reuters.

Những sự đối lập nói trên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuộc bầu cử. Cụ thể, tại các bang chiến trường quan trọng như Pennsylvania, quá trình kiểm phiếu qua thư được gửi đến sau ngày bầu cử 3/11 kéo dài khiến kết quả chưa được xác định ngay lập tức.

Trong quá trình chờ đợi, ông Biden kêu gọi cử tri bình tĩnh và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm toàn bộ phiếu hợp lệ, vốn là một trong những cơ sở của nền dân chủ Mỹ.

Trái lại, ông Trump nhiều lần yêu cầu ngừng kiểm phiếu tại các bang mình đang dẫn trước, đồng thời cáo buộc rằng đã xảy ra gian lận mà không cung cấp bằng chứng.

Biden thang nhu the nao anh 5
Cử tri được ông Biden khuyên hãy kiên nhẫn chờ đợi. Ảnh: Reuters.

Xuyên suốt quá trình tranh cử, bất chấp những “chiêu trò” từ phía ông Trump như đặt các biệt danh nhằm chế giễu ông Biden, thậm chí công kích con trai của cựu phó tổng thống, người đàn ông 77 tuổi vẫn tập trung vào các hoạt động vận động cử tri và đề xuất những thay đổi chính sách nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.

“Ông Biden không bị phân tâm bởi những trò hề của Tổng thống Trump. Ông ấy luôn lạc quan và kiên định, một điều khá khó để thực hiện khi phải đối đầu với ông Trump”, cựu trợ lý David Litt của ông Obama nhận xét.

Biden thang nhu the nao anh 6
Ông Biden thường thể hiện khả năng giữ bình tĩnh trong các cuộc đối đầu với . Ảnh: Reuters.

"Rồi mọi thứ sẽ ổn thôi"

Khi kết quả bầu cử tại các bang lần lượt ngã ngũ và cuộc bầu cử đi đến hồi kết, ông Biden thể hiện bản lĩnh của một chính trị gia lão luyện khi duy trì thế thượng phong trước đối thủ.

Cụ thể, ứng viên đảng Dân chủ đã giành lại ba bang Michigan, Wisconsin và Pennsylvania thuộc “bức tường xanh” mà bà Clinton đánh mất vào năm 2016, nuôi hy vọng “đổi màu” hai thành trì của đảng Cộng hòa ở miền Nam là Georgia và Arizona, mở ra nhiều con đường chạm tới cột mốc 270 phiếu đại cử tri - mức tối thiểu để đắc cử tổng thống.

Thông điệp và cách truyền tải của ông Biden là những yếu tố đã giúp người đàn ông 77 tuổi giành chiến thắng tại các bang trọng yếu đó, tờ The Hill nhận định.

“Ông Biden đã thắng bằng cách chạm tới đối tượng cử tri ở vùng ngoại ô và những người thuộc tầng lớp lao động”, chiến lược gia của đảng Dân chủ Joel Payne đánh giá.

Biden thang nhu the nao anh 7
Nhờ tác động được đến nhiều nhóm cử tri khác nhau, ông Biden đã dựng lại bức tường xanh cho . Ảnh: Reuters.

Giới quan sát cho rằng ông Biden là người phù hợp nhất vào thời điểm hiện tại để đảm đương trọng trách đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.

“Đại dịch là yếu tố tô đậm sự tương phản giữa ông Biden và Tổng thống Trump”, một đồng minh của ứng viên đảng Dân chủ nói. “Tôi nghĩ mọi người đều thấy ông ấy là người có trái tim vĩ đại và phù hợp cho vị trí tổng thống trong những thời điểm như bây giờ”.

“Có những lúc người ta muốn nhảy khỏi tàu và lao đầu xuống biển, thì ông ấy luôn là người giữ họ lại”, người phụ tá nhớ lại. “Ông ấy luôn nói: ‘Chúng ta sẽ tiếp tục những gì mình vẫn đang làm, rồi mọi thứ sẽ ổn thôi’”.

Tags:
5 hối tiếc để đời mà bất kỳ ai bước qua tuổi 50 cũng muốn “quay ngược thời gian” để làm lại

5 hối tiếc để đời mà bất kỳ ai bước qua tuổi 50 cũng muốn “quay ngược thời gian” để làm lại

Việc quá coi trọng những gì đã xảy ra với bản thân hiếm khi nào đưa chúng ta đến hạnh phúc lý tưởng. Hãy cố gắng tìm kiếm trong trái tim mình sự lạc quan, thanh thản ngay cả khi phải đối mặt với những thử thách lớn nhất. Hiện tại mới là quan trọng nhất, quá khứ đã qua rồi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất