Tòa án Tối cao Mỹ tiến thoái lưỡng nan vì Trump
Tòa án Tối cao Mỹ đối mặt tình thế lưỡng nan, khi phán quyết của họ có thể tước đi quyền tự quyết của cử tri, hoặc vô tình tạo cú hích tranh cử cho Trump.
08:30 01/01/2024
Tranh cãi gạch tên Donald Trump khỏi phiếu bầu sơ bộ của đảng Cộng hòa để lựa chọn ứng viên tổng thống Mỹ bắt đầu lan rộng. Khởi đầu với phán quyết tại Tòa án Tối cao bang Colorado rằng không đủ tư cách tranh cử năm 2024 vì "kích động phản loạn" để lật kèo bầu cử năm 2021, quan chức bầu cử bang Maine ngày 28/12 đã tiếp bước và loại cựu tổng thống khỏi phiếu bầu.
Tòa án Tối cao Mỹ tại Washington giờ đây gần như chắc chắn phải can thiệp, khi gốc rễ tranh cãi nằm ở cách thức diễn giải Mục 3, Tu chính án thứ 14 của hiến pháp, điều khoản cấm những người từng tham gia nổi dậy hoặc phản loạn tham gia chính quyền. Nhưng họ đang đứng trước hai thực tế chính trị không dễ chịu xoay quanh tranh cãi lần này.
Nếu chấp nhận lập luận của tòa án Colorado, các thẩm phán ở cơ quan tư pháp cao nhất sẽ tước đi quyền định đoạt người lãnh đạo đất nước của cử tri bằng lá phiếu. Nếu họ phản bác cách diễn giải Tu chính án thứ 14 của tòa Colorado, phán quyết đó sẽ tạo cú hích lớn, giúp nâng cao vị thế trên đường đua vào , khiến nhiều người sẽ cho rằng Tòa án Tối cao đang "can thiệp bầu cử".
Cả hai hướng phán quyết đều sẽ tác động nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan quyền lực nhất hệ thống tòa án Mỹ, lẫn cá nhân những thẩm phán trong đó, theo giáo sư luật Tara Leigh Grove của Đại học Texas.
Theo giới chuyên gia, Chánh án John Roberts sẽ ưu tiên thúc đẩy quan điểm đồng thuận ở Tòa án Tối cao, hay ít nhất là tránh tạo ra bất đồng đảng phái quá lớn giữa nhóm 6 thẩm phán từng được đề cử bởi các tổng thống Cộng hòa và ba thẩm phán được đề cử bởi các tổng thống Dân chủ.
Nicholas Stephanopoulos, giáo sư luật tại Đại học Havard, bình luận Tòa án Tối cao Mỹ có nhiều phương án để tránh buộc tội hay phỏng đoán ông Trump có hành động phản loạn, qua đó giữ tên ông Trump trên phiếu bầu năm 2024. Các thẩm phán có thể viện dẫn Tu chính án thứ nhất của hiến pháp, đánh giá những phát ngôn khiến ông Trump vướng vào cáo buộc kích động bạo loạn vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quyền tự do ngôn luận.
Các thẩm phán cũng có thể tạm gác lại quyết định gạch tên ông Trump khỏi phiếu bầu bằng cách trì hoãn đưa ra kết luận. Họ có thể lập luận rằng tòa chỉ có quyền can thiệp vào tranh cãi bầu cử sau khi quốc hội đánh giá, hoặc chỉ có thể kết luận về tư cách tranh cử của ông Trump sau khi ông hầu tòa về cáo buộc tham gia bạo loạn ở quốc hội.
Phán quyết của Tòa án Tối cao bang Colorado lẫn quyết định của Tổng thư ký bang Maine đều mới có phạm vi áp dụng trong bầu cử sơ bộ, nhưng họ đều đã chấp nhận hoãn thực hiện quyết định cho đến khi Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết. Cựu tổng thống Mỹ về lý thuyết sẽ tiếp tục xuất hiện trên phiếu bầu của đảng Cộng hòa trong vòng bầu cử sơ bộ hai bang Colorado và Maine, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 3/2024.
Ông Trump cũng chưa bị bất kỳ tòa án nào kết tội "phản loạn", dù đang bị truy tố ở bang Georgia và tòa án liên bang ở Washington. Hai phiên tòa đang trì hoãn xét xử vì ông Trump lập luận mình được hưởng đặc quyền miễn trừ tư pháp đối với hành vi xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống.
Công tố viên đặc biệt Jack Smith, dẫn đầu cuộc điều tra vụ bạo loạn ở quốc hội tháng 1/2022 và nghi vấn lật kèo bầu cử 2021, đã yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết về "đặc quyền miễn trừ" của Trump theo quy trình cấp tốc để nhanh chóng bắt đầu xét xử, song tòa không đồng ý.
Các thẩm phán Tòa án Tối cao cũng có thể giữ tên ông Trump trên phiếu bầu bằng lập luận rằng Mục 3 của Tu chính án thứ 14 không đề cập tới người đang hoặc từng giữ vị trí tổng thống.
Tu chính án thứ 14 được thông qua sau 5 năm nội chiến Mỹ (1861-1865), nhằm ngăn những người từng tuyên thệ trung thành với hiến pháp nhưng lại "tham gia nổi loạn hoặc phản loạn" chống lại đất nước được nắm giữ vị trí trong chính quyền.
Tòa Colorado áp dụng điểm này để kết luận cựu tổng thống không đủ tư cách tranh cử, vì ông "kích động và khuyến khích sử dụng vũ lực, hành động vô pháp nhằm cản trở chuyển giao quyền lực hòa bình".
Trường hợp vận dụng Mục 3 Tu chính án thứ 14 gần nhất là vào năm 2022, tại bang New Mexico. Couy Griffin, một ủy viên cấp hạt, bị buộc thôi chức vì phạm tội xâm phạm trái pháp luật khuôn viên quốc hội Mỹ trong vụ bạo loạn ngày 1/6/2022.
Nhóm vận dụng điều khoản về "chống phản loạn" để hạ bệ Griffin qua tòa án khi đó là tổ chức vận động hành lang Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức (CRE), trụ sở chính ở Washington. CRE cũng chính là nhóm đang dẫn đầu nỗ lực kiện tư cách tranh cử của Trump với cùng chiến thuật đã áp dụng cho Griffin.
Tuy nhiên, cách vận dụng Tu chính án thứ 14 như vậy gần như chưa từng có tiền lệ tại Mỹ. Điều khoản về "chống phản loạn" được xây dựng chủ yếu để ngăn chính trị gia thuộc các bang ly khai trong Nội chiến Mỹ tranh cử và kiểm soát chính quyền liên bang, còn bối cảnh hiện nay đã khác. Điều khoản này cũng chưa từng được áp dụng với ứng viên tổng thống Mỹ.
Giáo sư Stephanopoulos cho rằng nhóm thẩm phán bảo thủ trong Tòa án Tối cao khó lòng chấp nhận cách áp dụng Tu chính án thứ 14 như bang Colorado vì nó quá mới và thiếu sự ủng hộ "qua nhiều năm của giới học giả lẫn thẩm phán bảo thủ". Ông lưu ý rằng các thẩm phán cũng rất chú trọng uy tín chính trị trong tranh cãi lần này, cả với nhóm thẩm phán bảo thủ lẫn tự do, đặc biệt khi đây là sự kiện can thiệp vào bầu cử.
"Các thẩm phán sẽ không muốn gây ra một cuộc 'nội chiến' trong đảng Cộng hòa bằng cách loại đi ứng viên được đại đa số cử tri Cộng hòa ủng hộ", ông nhận định.
Dù tòa án phán quyết có lợi hay bất lợi cho ông Trump, họ đều nguy cơ đối diện cơn thịnh nộ sau đó từ cử tri Mỹ, từ phe chống đối hoặc ủng hộ cựu tổng thống.
Nền chính trị Mỹ đang phân cực sâu sắc về Trump, với những sự kiện chưa từng có tiền lệ như hai cuộc luận tội khi ông đương chức, vụ bạo loạn ở tòa nhà quốc hội Mỹ tháng 1/2022, cùng hàng loạt vụ kiện và truy tố liên quan cựu tổng thống.
"Vụ kiện là vấn đề chính trị nhiều rủi ro", Derek Muller, giáo sư luật tại Đại học Notre Dame thuộc bang Indiana, nhận định. "Tòa có thể sẽ suy xét đưa ra một lập trường thống nhất, với số phiếu tuyệt đối nhằm tránh tranh cãi. Phương án thống nhất rất có thể là giữ tên trên phiếu bầu".
Tài sản khổng lồ của gia tộc giàu nhất thế giới
Các thành viên của gia tộc Al Nahyan sống trong cung điện trị giá 490 triệu USD, đi lại bằng máy bay riêng và sở hữu nhiều du thuyền đắt nhất thế giới.