Tổng thống Biden ký sắc lệnh 'tấn công' nhiều đại gia công nghệ

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký một sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy cạnh tranh và chống tình trạng độc quyền đến từ những công ty công nghệ khổng lồ.

02:00 12/07/2021

Sắc lệnh chống độc quyền bao gồm 72 điều khoản cụ thể ở nhiều lĩnh vực, theo tờ The Guardian ngày 10.7 đưa tin. Đáng chú ý, phần lớn các điều khoản nằm trong sắc lệnh nhắm thẳng tới ngành công nghiệp internet.

Tổng thống Biden kêu gọi khôi phục “tính bình đẳng” trên internet. Ông khuyến khích Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) điều chỉnh các nền tảng công nghệ lớn bằng cách thiết lập các quy tắc giám sát và thu thập dữ liệu của những công ty lớn.

Ông cũng yêu cầu tìm cách thúc đẩy đưa internet băng thông rộng, chất lượng cao đến người dùng với giá phải chăng. Trong một tuyên bố, Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) cho biết hàng chục triệu người Mỹ không có quyền truy cập internet đáng tin cậy. Động thái thúc đẩy xây dựng băng thông rộng sẽ giúp thị trường internet cạnh tranh công bằng hơn.

Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh “quyền sửa chữa” của người tiêu dùng với các thiết bị công nghệ mà họ sở hữu. Nhà Trắng cho rằng những giới hạn của các công ty về việc phân bối bộ phận, công cụ sửa chữa khiến việc sửa chữa tốn kém và mất thời gian hơn đối với người tiêu dùng. Những hạn chế này được cho là “phản cạnh tranh”. Nhà Trắng yêu cầu FTC buộc các công ty phải cho phép khách hàng được tự sửa chữa các thiết bị mà họ sở hữu.

Thời gian qua, nhiều tập đoàn như Apple, Microsoft... gần như không cho phép người dùng tự sửa chửa thiết bị bằng cách đưa ra nhiều rào cản liên quan chính sách bảo trì, bảo hành sản phẩm. Như thế, người dùng phải trả giá đắt cho việc sửa chửa sản phẩm đã mua.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, ông đưa ra yêu cầu cho phép mọi người mua máy trợ thính mà không cần kê đơn. Ông cũng chú trọng bảo vệ quyền lợi của người lao động bằng việc yêu cầu các công ty ngừng sử dụng điều khoản khống chế người lao động chuyển việc, đồng thời đẩy mạnh giám sát chặt chẽ các vụ sát nhập ngân hàng, bệnh viện thường khiến người lao động mất việc.

Những nội dung trong sắc lệnh của Tổng thống Biden được cho là dựa theo nỗ lực của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, các chính sách do ông Obama đặt ra đã bị chính quyền Tổng thống Donald Trump đảo ngược. Đối với sắc lệnh mới của ông Biden, sự thành công phụ thuộc lớn vào tiến độ thúc đẩy từ chính quyền trong khi những chính sách này cũng có nguy cơ bị khiếu nại ra tòa.

Giới quan sát đánh giá những chính sách cạnh tranh và thực thi chống độc quyền nhìn chung đã đưa ra được sáng kiến mới. Tuy nhiên, một số nhóm kinh doanh, đặc biệt là các công ty công nghệ, cho rằng chính quyền Biden đang bắt đầu từ một tiền đề sai lầm và có nguy cơ làm nền kinh tế Mỹ kém hiệu quả hơn.

Việc sắc lệnh nhắm thẳng vào các công ty công nghệ gây trở ngại cho các công ty cung cấp dịch vụ miễn phí mà người tiêu dùng thường sử dụng, bao gồm dịch vụ nhắn tin, gọi điện, kết nối với chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, mạng xã hội và dịch vụ chỉ đường.

Tags:
Trung Quốc nuôi sống hàng trăm triệu người trong các thành phố bị cách ly bằng cách nào?

Trung Quốc nuôi sống hàng trăm triệu người trong các thành phố bị cách ly bằng cách nào?

Chính phủ Trung Quốc đã có các chương trình dự trữ, đảm bảo an ninh lương thực từ những năm 1998.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất