Tổng thống Trump chống nhập cư, người gốc Á sống trong nỗi lo

Người gốc Latinh và người theo đạo Hồi là hai nhóm thu hút được nhiều sự chú ý hơn cả. Tuy nhiên, 17 triệu người Mỹ gốc Á (trong đó có cả những người sinh ra ở Mỹ), nhóm chiếm 6,7% tổng dân số Mỹ và 1/3 tổng số người nhập cư – đang ngày càng lo lắng.

22:10 03/04/2017

noi-lo-1

Đối với Jan, buổi tối 8/11/2016 thực sự đáng sợ. Cô gái trẻ 20 tuổi gốc Philippines đã cùng với một vài người cùng cảnh ngộ chưa có giấy tờ nhập cư hợp pháp tụ tập ở Flushing, New York để theo dõi kết quả kiểm phiếu. Thời điểm Donald Trump gần như chắc chắn sẽ thắng, bao trùm căn phòng là bầu không khí ảm đạm.

“Nỗi thất vọng và bối rối hiện rõ trên mặt mọi người. Nhưng tôi đã cố gắng nghĩ rằng hãy hi vọng về một tương lai tươi sáng. Có lẽ mọi thứ sẽ không tệ như mình tưởng”, Jan nhớ lại.

Gần 4 tháng sau, nỗi hi vọng đã phai nhạt. Trên báo chí xuất hiện nhan nhản những tiêu đề thể hiện thái độ chống nhập cư mạnh mẽ của Tổng thống Trump, về những cuộc bố ráp và trục xuất người nhập cư. Jan cho biết cô phải thận trọng hơn rất nhiều.

Jan là 1 trong số 11 triệu người nhập cư đang sống ở Mỹ mà chưa được pháp luật công nhận. Trong số này 1,3 triệu người đến từ châu Á đang chìm trong nỗi lo sợ bị trục xuất.

noi-lo-2Số người nhập cư gốc Á ở Mỹ qua các thời kỳ

Trước và kể từ sau khi thắng cử, Tổng thống Trump luôn nhấn mạnh ông sẽ thực hiện những biện pháp cứng rắn để trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp ra khỏi Mỹ, đồng thời siết chặt thủ tục nhập cảnh đối với những người vào Mỹ một cách hợp pháp (thông qua visa du lịch, giấy phép làm việc hoặc các loại hình khác).

Người gốc Latinh và người theo đạo Hồi là hai nhóm thu hút được nhiều sự chú ý hơn cả với sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với 7 nước Hồi giáo và tuyên bố xây tường ngăn biên giới Mỹ – Mexico. Tuy nhiên, 17 triệu người Mỹ gốc Á (trong đó có cả những người sinh ra ở Mỹ), nhóm chiếm 6,7% tổng dân số Mỹ và 1/3 tổng số người nhập cư – đang ngày càng lo lắng. Họ e sợ mình sẽ là mục tiêu tiếp theo. Họ cảm thấy giấc mơ Mỹ ngày càng nằm ngoài tầm với.

Ở Los Angeles, một trong những nơi tập trung đông dân nhập cư nhất ở Mỹ, chính sách mới của Tổng thống đã tạo ra những cú sốc trong nhóm thiểu số. Đầu tháng 3, nhiều người đã nộp đơn kêu gọi sự trợ giúp pháp lý lên CHIRLA, một tổ chức phi chính phủ chuyên giúp đỡ những người nhập cư. Giám đốc tổ chức này cho biết trước đây chỉ có 2 đến 3 đơn trong 1 tuần, giờ họ phải xử lý 30 – 40 đơn mỗi ngày. Chủ yếu người nộp đơn là người Hồi giáo, nhưng ngày càng có nhiều người Philippines và Trung Quốc. Trong mấy năm trở lại đây, dòng người nhập cư gốc Á đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với Mexico và Trung Mỹ. Người Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc dẫn đầu danh sách.

Bị trục xuất chẳng phải là điều gì mới mẻ. Hơn 250.000 người nhập cư gốc Á đã bị trục xuất dưới thời cựu Tổng thống Obama. Tuy nhiên, theo Karin Wang, giám đốc một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ người nhập cư gốc Á ở Los Angeles, cho rằng điểm khác biệt là khái niệm “người nhập cư có thể trục xuất” giờ rộng hơn rất nhiều so với dưới thời các Tổng thống trước. Ngoài ra sự lựa chọn khá ngẫu nhiên.

“8 năm dưới thời Obama, họ không ngẫu nhiên gõ cửa nhà ai đó. Giờ thì bất chợt họ đến và đòi kiểm tra giấy tờ, nếu như bạn không thể đưa ra giấy tờ chứng minh bạn là 1 công dân hợp pháp hay là 1 người có thẻ xanh, gần như chắc chắn bạn sẽ bị bắt giam”.

Người nhập cư gốc Á phân theo quốc giaNgười nhập cư gốc Á phân theo quốc gia

Sau khi kết hôn với 1 công dân Mỹ, Singh đang sống ở New York với 2 đứa con. Tuy nhiên anh thường xuyên đi công tác nước ngoài. Là người theo đạo Sikh, anh thường đội khăn xếp và rất dễ bị nhận nhầm là người Hồi giáo.

Ngoài chuyện ảnh hưởng đến công việc của những người gốc Á, các biện pháp của ông Trump còn ảnh hưởng không nhỏ đến các du học sinh. Hiện có tới hơn 600.000 du học sinh gốc Á trên tổng số 1 triệu sinh viên nước ngoài đang học tập ở Mỹ.

Số sinh viên gốc Á đang du học ở Mỹ (nghìn người).Số sinh viên gốc Á đang du học ở Mỹ (nghìn người).

Sukyung Chun, sinh viên ngành âm nhạc người Hàn Quốc đang theo học ở ĐH Nam California là một trong số đó. Kế hoạch biểu diễn tại Nhật Bản vào cuối tháng 3 của cô đã bị hủy bỏ vì lo sợ về chính sách mới. Visa của Sukyung đến hạn gia hạn gần thời gian đó, vì vậy cô có thể gặp rắc rối khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Các trường đại học trên toàn nước Mỹ đã cảnh báo sinh viên quốc tế không nên rời khỏi Mỹ. Đối với họ, những sinh viên quốc tế trả mức học phí cao hơn so với sinh viên bản xứ đang trở thành nguồn doanh thu ngày càng quan trọng.

Một ví dụ là New York University, trường hiện đang có khoảng 15.000 sinh viên quốc tế tương đương 20% tổng số sinh viên. Nhóm đông nhất là các sinh viên đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Dù số hồ sơ nộp vào NYU năm học 2017 cao nhất từ trước đến nay, một số lo ngại Mỹ đang đóng lại cánh cửa đối với nhân tài nước ngoài, và kết quả là các sinh viên sẽ chọn đầu tư vào giáo dục ở nơi khác.

Gốc Á ngày càng tăng, gốc Mỹ Latinh giảmGốc Á ngày càng tăng, gốc Mỹ Latinh giảm

Theo Bộ Thương mại Mỹ, các sinh viên nước ngoài đóng góp 36 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ trong năm 2015. Không chỉ đóng góp học phí, bộ phận này tạo ra sự đa dạng cho các lớp học và là cầu nối để phát triển các mối quan hệ kinh doanh lâu dài.

Viễn cảnh khó khăn hơn đối với visa H-1B khiến nhiều người lao động nhập cư lo ngại, đặc biệt là đối với những ngành nghề như kỹ sư.

“Đó là chính sách của Mỹ và tôi chẳng thể can thiệp gì”, Arjun Venugopal, một du học sinh người Ấn Độ đang học thạc sĩ chế tạo tại ĐH Wayne State University ở Michigan nói. Nhưng anh có thể chắc chắn về 1 thứ. Anh đang có 1 công việc đúng với ngành học, kỹ sư tại chi nhánh ở Mỹ của ZF – một công ty chế tạo khung gầm của Đức. “Sẽ có ai đó trên thế giới này cho tôi công việc. Nước Mỹ sẽ nhớ tôi và những kỹ năng của tôi”, anh nói.

Người nhập cư và tài năng của họ là một nguồn tài nguyên quý giá đối với nước Mỹ. Điều này đặc biệt đúng ở những vùng đang suy thoái như Vành đai sắt, khu vực từng là trung tâm sản xuất của nước Mỹ và đã bỏ phiếu cho Trump trong cuộc bầu cử vừa qua.

Tel Ganesan, một doanh nhân ở Detroit, là 1 ví dụ về vai trò quan trọng của người nhập cư trong việc hồi sinh nền kinh tế địa phương. Nhập cư vào Mỹ từ Ấn Độ, niềm đam mê với xe ô tô đã đưa anh đến Detroit và có được visa H-1B sau khi vào làm việc cho Chrysler. Anh làm việc ở đó 13 năm, trong lúc trở thành công dân Mỹ.

Năm 2005, Tel mở công ty riêng. Từ 2 nhân viên, công ty nhân sự chuyên cung cấp các chuyên gia và kỹ sư công nghệ thông tin Kyyba hiện đã có 700 nhân viên trên toàn cầu, đạt doanh thu 60 triệu USD mỗi năm. Chỉ ở Michigan, công ty đã tạo ra 500 việc làm, mà phần lớn là việc làm cho người bản địa.

“Mỹ là đất nước của những người nhập cư, là miền đất của những cơ hội, của doanh nhân. Chính điều đó giúp Mỹ hùng mạnh và vĩ đại. Chân lý ấy đã được duy trì hàng trăm năm nay, và tôi nghĩ rằng thay đổi nó không phải là hướng đi đúng đắn”, Tel nói.

Nguồn: cafef.vn

Mỹ có thể buộc hàng ngàn người nhập cư hợp pháp về nước

Mỹ có thể buộc hàng ngàn người nhập cư hợp pháp về nước

Từ tuần sau, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ âm thầm tước đi việc làm hợp pháp của hàng trăm ngàn người nhập cư hợp pháp, hầu hết là phụ nữ, buộc họ phải lui về làm nội trợ hoặc rời khỏi nước Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất