Tổng thống Trump vừa gặp gỡ những CEO công nghệ "sừng sỏ" nhất nước Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có cuộc gặp mặt với người đứng đầu 18 hãng công nghệ, bao gồm Apple, Amazon, Microsoft nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ cho hệ thống điện toán chính phủ.

00:15 21/06/2017


 vừa gặp gỡ những CEO công nghệ "sừng sỏ" nhất

Nhà Trắng muốn nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của chính phủ, cắt giảm chi phí, cải tiến dịch vụ. Hôm 19/6, Tổng thống Trump dẫn ước tính rằng chính phủ có thể tiết kiệm tối đa 1 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới nếu thực hiện được các biện pháp trên. Ông Trump nói: “Chính phủ cần theo kịp với cách mạng công nghệ”.

Lãnh đạo các hãng công nghệ là một phần của cái gọi là Hội đồng Công nghệ Mỹ mà tân Tổng thống thành lập hồi tháng 5 nhằm ủng hộ các nỗ lực hiện đại hóa chính phủ. CEO Apple Tim Cook cho rằng: “Mỹ nên sở hữu chính phủ hiện đại nhất thế giới, tuy nhiên ngày nay nó chưa được như vậy”.

Trong khi đó, CEO Amazon Jeff Bezos cho biết ông muốn chính quyền Tổng thống Trump tận dụng những công nghệ có sẵn một cách kinh tế, đào tạo lại nhân viên, máy học và trí tuệ nhân tạo.

Trước cuộc gặp với ông Trump, các CEO đã có cuộc gặp gỡ với Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Ngân khố Steve Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cùng với Hiệu trưởng các học viện MIT và đại học Ohio.

Jared Kushner, con rể kiêm cố vấn của ông Trump, nói rằng chính quyền muốn “giải phóng sức sáng tạo của khu vực tư để mang đến các dịch vụ công theo cách chưa từng có trước đó”. Anh nói chính quyền đang loại bỏ các quy định không cần thiết đối với hệ thống máy tính, chẳng hạn quy định ngăn chặn các vấn đề Y2K. Phần lớn trong số 6.100 trung tâm dữ liệu của chính phủ có thể được củng cố và chuyển sang hệ thống lưu trữ đám mây.

Nhà Trắng cũng đang tìm cách thu gọn bộ máy, giảm lực lượng lao động liên bang và loại bỏ các luật lệ. Hồi tháng 3, Tổng thống ký lệnh nâng cấp chính phủ liên bang và giao cho Kushner dẫn đầu văn phòng sáng kiến Mỹ của Nhà Trắng để ứng dụng các ý tưởng kinh doanh và tư nhân hóa một số chức năng của chính phủ.

Nhiều quan chức công nghệ háo hức giúp đỡ Nhà Trắng trong các vấn đề quy định và chính sách khác, chẳng hạn visa cho lao động lành nghề.

Một số nhân vật khác cũng tham gia cuộc gặp là Chủ tịch Alphabet Eric Schmidt, Chủ tịch hãng đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins John Doerr, CEO Microsoft, CEO IBM, CEO Intel, CEO Qualcomm, CEO Oracle và CEO Adobe. CEO Facebook Mark Zuckerberg được mời nhưng không tham dự.

Một báo cáo năm 2016 của Văn phòng kế toán chính phủ ước tính chính phủ Mỹ đã chi hơn 80 tỷ USD cho công nghệ thông tin hàng năm, chưa bao gồm các hoạt động tối mật. Năm 2015, chính phủ có ít nhất 7.000 khoản đầu tư vào CNTT và một số tổ chức vẫn đang dùng máy tính có linh kiện ít nhất 50 năm tuổi.

Các CEO và Nhà Trắng cũng dự định thảo luận về chương trình cấp visa cho lao động nước ngoài lành nghề. CEO Apple muốn tăng cường nhập cư. Ngoài ra, hội đồng cũng muốn tăng cường bảo mật cho hệ thống CNTT chính phủ và học hỏi từ thực tiễn của khu vực tư. Năm 2015, hacker đã làm lộ thông tin của 22 triệu người từ cơ sở dữ liệu của chính phủ. Nhà Trắng cho rằng có thể rút kinh nghiệm từ các công ty thẻ tín dụng về việc giảm lừa đảo.

Theo sau quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ngày 1/6 của Tổng thống Trump, CEO Tesla Elon Musk và CEO Walt Disney Roberg Iger đã rút khỏi hội đồng cố vấn Nhà Trắng. Các quan chức Nhà Trắng nói tranh chấp không có nhiều ảnh hưởng và họ còn phải mời ít lãnh đạo đến sự kiện hôm 19/6 vì thiếu chỗ.

Tags:
Ba giả thiết về cái chết của sinh viên Mỹ được Triều Tiên phóng thích

Ba giả thiết về cái chết của sinh viên Mỹ được Triều Tiên phóng thích

Rối loạn cơ tim, bị ngược đãi hoặc dùng thuốc quá liều là những giả thuyết các bác sĩ Mỹ đưa ra về cái chết của Otto Warmbier.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất