Tốt hay không khi Trung Quốc mang DNA động vật lên vũ trụ bảo tồn?

Theo thống kê năm 2017, số lượng hổ Hoa Nam Trung Quốc (Panthera tigris amoyensis) chỉ còn khoảng 165 con. Chính quyền Trung Quốc đã mang DNA hổ Hoa Nam đi bảo tồn trên không gian vũ trụ, theo Sohu.

11:30 30/12/2018

Tuy nhiên, động thái này được người dân Trung Quốc cho là không chỉ vô dụng, mà còn gia tăng rác thải ở không gian vũ trụ, theo Liberty Time Nets.

Theo “China News”, Văn phòng Quản lý Sở thú Quảng Châu nói rằng ngoài DNA của hổ Hoa Nam có tên “Kang Kang” trong công viên, còn có gen di truyền của các loài vật quý hiếm và quan trọng khác như khỉ vàng, Vượn Skywalker hoolock, địa lan, lúa nước, đậu tương, tam thất, bồ công anh, v.v, gần đây đã được Tên lửa chuyển tải số 11 đưa vào không gian vũ trụ.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, các tia vũ trụ trong không gian có thể gây ra thiệt hại cho vật liệu di truyền và chi phí phục hồi các DNA này là quá cao, hơn nữa, độ bền của vật chứa các DNA cũng đáng lo ngại, và cư dân mạng nhận định rằng, làm như thế cũng đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải trong vũ trụ.

Cẩm Tiên

Tags:
Thói quen cắt, nhổ lông mũi có hại hay vô hại: Bác sĩ Mỹ giải thích cực chuẩn, ai cũng phục

Thói quen cắt, nhổ lông mũi có hại hay vô hại: Bác sĩ Mỹ giải thích cực chuẩn, ai cũng phục

Nhiều người tự ti trong giao tiếp chỉ vì lông mũi nhiều và rậm, gây mất thẩm mỹ. Và họ thường xuyên "tân trang" bộ phận này bằng cách cắt tỉa hay nhổ. Thói quen này thật sự vô hại?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất