Trải nghiệm bất ngờ của học giả Trung Quốc khi cho con học ở Mỹ
Bài viết này được trích từ tác phẩm “Gặp được nền giáo dục Mỹ” của tác giả Cao Cương, anh là một học giả từng đến Mỹ nghiên cứu. Tác phẩm này viết về việc anh cho con trai 9 tuổi đi học tiểu học trong thời gian ở Mỹ và nhờ đó đã được tiếp xúc với nền giáo dục Mỹ…
13:30 09/08/2019
Gửi con vào trường tiểu học của Mỹ
Khi tôi đưa con trai 9 tuổi đến Mỹ và gửi cháu vào một trường tiểu học tại gần khu nhà ở, tôi giống như giao thứ mà tôi yêu quý nhất cho một người mà mình không hề tin tưởng chăm sóc vậy, tôi vô cùng lo lắng.
Đó là một ngôi trường ra sao? Học sinh có thể thoải mái cười đùa trong lớp, mỗi ngày ít nhất cho các bé chơi 2 tiếng, buổi chiều chưa đến 3 giờ là đã tan học về nhà rồi. Điều khiến tôi mở rộng tầm mắt chính là không hề có sách giáo khoa.
Khi cô giáo người Mỹ tóc vàng mắt xanh nhìn thấy con trai tôi mang theo quyển sách lớp 4 của Trung Quốc, cô nhẹ nhàng nói: “Trước khi lên lớp 6, bé không cần học toán!” Trước nụ cười đầy thiện ý của cô giáo, tôi rất bất ngờ. Ban đầu tôi thật sự hoài nghi không biết liệu đưa con đến Mỹ có phải là một việc làm ngu xuẩn nhất hay không.
Từng ngày trôi qua, nhìn thấy con mỗi ngày đeo ba lô trống không vui vẻ đến trường, lòng tôi không khỏi phiền muộn. Ở Trung Quốc, bắt đầu từ lớp 1, cặp sách của con luôn đầy ắp, từ lớp 1 đến lớp 4 thay tổng cộng 3 cái cặp, cái sau lớn hơn cái trước tạo cho người ta cảm giác “tri thức” tăng lên. Còn ở Mỹ, các bé không có gánh nặng nào cả, đây cũng được gọi là đi học sao?
Một học kỳ trôi qua, tôi gọi con lại hỏi ấn tượng sâu sắc nhất về trường lớp ở Mỹ của con là gì, cháu cười rồi nói một câu tiếng Anh với tôi: “Tự do!” Hai chữ này giống như viên gạch đánh vào đầu tôi vậy. Lúc này, tôi vô cùng hoài niệm nền giáo dục của Trung Quốc. Tôi như hiểu hơn vì sao trẻ em Trung Quốc có thể luôn giành được huy chương vàng Olympic rồi. Nhưng việc đã đến nước này rồi, tô cũng đành để mặc cho số mệnh thôi.
Sự trưởng thành sau 1 năm
Một trăm trôi qua trong chớp mắt, tiếng Anh của con trai tôi tiến bộ không ít, sau khi tan học cháu cũng không về nhà ngay, mà thường hay đến thư viện, có lúc còn đeo cả một balo lớn đầy sách về. Hỏi con một lần mượn nhiều sách như vậy để làm thì thì cháu vừa xem sách, vừa mở máy tính, không ngẩng cả đầu lên nói với tôi: “Làm bài tập ạ”. Đây là bài tập sao? Nhìn thấy đề mục mà con đánh trên màn hình máy tính, tôi thật sự không biết nên khóc hay nên cười, “Trung Quốc hôm qua và ngày nay”, đề tài lớn như vậy, ngay cả tiến sỹ cũng chưa chắc dám làm.
Thế nên tôi nghiêm túc hỏi con đây là ý của ai, cháu lại thản nhiên nói: cô giáo nói Mỹ là quốc gia di cư, mỗi em học sinh hãy viết một bài văn giới thiệu về đất nước nơi tổ tiên mình sống. Cô còn yêu cầu phải khái quát lịch sử, văn hóa, địa lý của đất nước này, phân tích sự khác biệt so với Mỹ, nêu rõ suy nghĩ của bản thân. Nghe xong, thở dài tôi cũng không dám nữa, tôi thật sự không biết họ để một đứa bé 10 tuổi làm một việc mà người lớn chưa chắc đã có thể làm được sẽ cho ra một kết quả như thế nào? Tôi chỉ cảm thấy nếu một đứa trẻ 10 tuổi bị dạy đến mức không biết trời cao đất dày thì sau này chỉ e là sau này còn chẳng có cả khả năng ăn cơm nữa.
Vài ngày sau, con tôi đã làm xong bài tập. Không ngờ lại in ra được một quyển sách dày hai mươi mấy trang. Từ Cửu Khúc Hoàng Hà đến hình thành chữ viết… rất đầy đủ. Tôi không tán thành cũng không phê bình, bởi vì bản thân tôi có hơi bất ngờ, một là tôi thấy cháu chia bài viết ra thành các chương và phần, hai là trang cuối có liệt kê mục lục sách tham khảo. Tôi nghĩ, đây là cách viết mà chỉ sau khi học nghiên cứu sinh tôi mới vận dụng, lúc đó tôi 30 tuổi. Không lâu sau, con trai tôi lại hoàn thành xong một bài viết khác: “Suy nghĩ của tôi về văn hóa nhân loại”.
Nếu bài tập lần trước còn có phạm vi, thì lần này quả thật là không biên giới. Con trai tôi thành thật hỏi: “Bánh xếp có phải là văn hóa không ạ?” Để không ảnh hưởng đến thế hệ sau, tôi đành cùng con tìm đọc sách tham khảo. Sau một hồi dày công nỗ lực, chúng tôi đã kết thúc bài viết từ tóm tắt đến cụ thể, rồi lại từ cụ thể quay trở lại tóm tắt, con trai tôi lại mỗi tối ngồi trước máy tính thức khuya để viết bài luận. Thấy dáng vẻ chăm chú của con, tôi không khỏi cười một cách khổ sở, một học sinh tiểu học sao có thể hiểu được những khái niệm phong phú vô hạn và không thể xác định được hàm chứa bên trong chữ “văn hóa” chứ?
Cuối cùng đứa con trai trở thành tự do tự tại trong nền giáo dục của Mỹ của tôi đã hoàn thành xong bài luận, lần này in ra được 10 trang, phía sau có liệt kê một loạt các quyển sách tham khảo và bìa tự làm. Sau này, con tôi mang bài tập mà giáo viên đã xem về nhà, bên trên có lời phê: “Ý định ban đầu của cô khi cho làm bài tập này là để các em mở rộng tầm mắt, tư duy nhanh nhạy, nhưng đọc bài tập của các em thì đều là một thế giới mà cô mong các em sẽ bước vào”. Con trai tôi nói, cô giáo không cảm thấy tự hào, nhưng cảm thấy kinh ngạc. Con trai hỏi tôi: “Có đúng vậy không ạ?”Tôi không biết phải trả lời thế nào, tôi cảm thấy sao con mình lại đột nhiên biết nhiều thứ đến vậy?
Bài tập khi sắp tốt nghiệp
Khi con tôi sắp học xong lớp 6, giáo viên cho các cháu một loạt câu hỏi về “Thế chiến thứ II”:
“Em nghĩ rằng ai là người chịu trách nhiệm cho trận chiến này?”
“Em nghĩ nguyên nhân thất bại của Đức Quốc Xã là gì?”
“Nếu em là cố vấn cấp cao của Tổng thống Truman, em sẽ xử sự như thế nào đối với việc Mỹ thả bom nguyên tử?”
“Em có cho rằng khi đó chỉ có cách thả bom nguyên tử mới kết thúc được chiến tranh hay không?”
“Em nghĩ rằng ngày nay cách tốt nhất để tránh được chiến tranh là gì?”
Nếu 2 năm trước mà nhìn thấy những câu hỏi này, chắc chắn tôi sẽ oán thán: Đây mà là bài tập à? Rõ ràng là đào tạo tranh cử nghị viên mà. Nhưng bây giờ tôi đã có thể bình tĩnh suy nghĩ lý lẽ. Trường học và giáo viên muốn truyền đạt giá trị nhân đạo từ những câu hỏi này, hướng học sinh quan tâm đến mạng sống của nhân loại để các em học cách suy nghĩ về những vấn đề to lớn. Còn những vấn đề này không có đáp án sẵn, có những câu trả lời có thể các em phải tìm kiếm cả đời. Thấy con trai 12 tuổi của tôi năng nổ đọc sách tìm tài liệu để hoàn thành bài tập này, tôi không thể không nhớ đến khi mình đọc về Thế chiến thứ II, tôi phải học thuộc lòng dựa theo sự kiện thời gian, kết rõ ràng là rất cổ hủ thì cũng phải nhớ như “Kinh Thánh”, nếu không thì làm sao thi đậu được?
Suy ngẫm về sự khác biệt của giáo dục Trung – Mỹ
Khi tốt nghiệp tiểu học, con tôi đã có thể tìm kiếm tài liệu chữ viết và hình ảnh mà mình cần từ máy tính và hệ thống dữ liệu. Có một lần chúng tôi tranh luận về tập tính săn mồi của sư tử và báo. Ngày hôm sau, con đã đi mượn băng video tài liệu của Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ giới thiệu về loài động vật này từ thư viện và kéo tôi lại vừa xem vừa thảo luận.
Sự thay đổi của con đủ để khiến tôi suy nghĩ lại về giáo dục tiểu học của Mỹ. Tôi nhận ra, ở tiểu học, người ta không truyền tải một khối lượng lớn tri thức và các công thức trên lớp, mà họ nghĩ ra các phương pháp để hướng suy nghĩ của học sinh ra biển tri thức bao la không biên giới bên ngoài kia.
Chúng ta phải để các bé biết rằng, mọi không gian và thời gian trong cuộc sống đều là lớp học của các em; họ hết lòng dạy các em cách suy nghĩ vấn đề, cách tìm kiếm câu trả lời khi đứng trước những lĩnh vực lạ lẫm. Giáo viên không phân chia học sinh bằng cách thi cử, mà sẽ hết sức khẳng định mọi sự nỗ lực, khen ngợi mọi kết luận do các em suy nghĩ ra, khích lệ và bảo vệ sự sáng tạo và thử thách của bản thân các em.
Tôi thường hay nghĩ đến nền giáo dục của Trung Quốc, nhớ lại các em học sinh ngồi ngay ngắn trong lớp, đeo những chiếc cặp sách nặng trĩu, đối diện vô số các bài tập, đối phó với những kỳ thi nghiêm ngặt… khiến người ta vừa cảm thấy uy nghiêm, lại cũng có cảm giác ràng buộc và áp lực nặng nề.
Đối diện với thế giới ngày mai, chúng ta nên suy nghĩ thế nào về phương pháp giáo dục này đây?
Ngọc Trúc
Ai là người chi trả cho tủ đồ 'khủng' toàn hàng hiệu của Đệ nhất phu nhân Mỹ?
Phu nhân Tổng thống Melania Trump luôn được ngưỡng mộ vì thần thái người mẫu quyến rũ và phong cách thời trang đẳng cấp. Nhưng liệu bạn đã từng thắc mắc bà lấy đâu ra tiền để đầu tư vào vẻ ngoài lộng lẫy như thế chưa?