Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ‘ô nhục’ của nước Mỹ

Sau cuộc tấn công bất ngờ của Nhật, Tổng thống Roosevelt tuyên bố ngày 7/12/1941 là “ngày sẽ sống mãi trong nỗi ô nhục” và nước Mỹ đã bắt đầu tham gia Thế chiến.

14:07 07/12/2016

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 1.
Ảnh: Getty.

Cuộc tấn công bắt đầu sau 7h48 sáng ngày 7/12/1941 giờ Hawaii. 353 máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay thả thuỷ lôi của Nhật xuất phát từ 6 tàu sân bay theo hai đợt bất ngờ tấn công. Khoảng 1.177 thủy thủ và lính thủy quân lục chiến thiệt mạng ngay lập tức sau đợt tấn công đầu.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 2.
Ảnh: Getty

Thiết giáp hạm Mỹ USS West Virginia và USS Tennessee bị khói lửa bao phủ sau cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng quân đội Nhật Bản. Cuộc tấn công đánh dấu bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện Chiến tranh thứ 2. Người ta có thể kể về cuộc chiến này theo 2 giai đoạn: trước ngày 7/12/1941 và sau đó.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 3.
Ảnh: Reuters

Tàu chiến USS Arizona bị đốt cháy và chìm xuống biển sau cuộc tấn công của Nhật vào Trân Châu Cảng. Hơn 900 người bị chôn vùi trên con tàu này.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 4.
Ảnh: Getty

Các tàu chiến bị phá hủy trong cuộc tấn công. Cuối những năm 1930, Nhật Bản mở rộng xâm chiếm Đông Á trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ vẫn đang âm ỷ. Tháng 9/1940, Nhật Bản ký Hiệp ước Ba bên với Đức và Italy, tạo thành phe Trục đối đầu với phe Đồng minh trong Thế chiến II. Sau vụ tấn công, Roosevelt tuyên bố ngày 7/12/1941 là “ngày sẽ sống mãi trong ô nhục” và chính thức chuyển sang tình trạng chiến tranh.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 5.
Ảnh: AP

Tàu chiến USS West Virginia bốc cháy sau cuộc tấn công. Gần 2.400 người Mỹ, trong đó có 43 dân thường thiệt mạng trong vụ Trân Châu Cảng.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 6.
Ảnh: AP

Người dân ở Quảng trường Thời đại, New York, mua các tờ báo tường thuật cuộc tấn công của Nhật.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 7.
Ảnh: Getty

Tàu khu trục USS Shaw nổ tung sau cuộc công kích đột ngột. Nhật Bản đã huy động 353 máy bay, trong đó có 40 máy bay phóng ngư lôi, 234 máy bay ném bom và máy bay chiến đấu cùng 79 binh sĩ tham gia vào cuộc tấn công này.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 8.
Ảnh: Getty

Phi công Nhật nhận mệnh lệnh cuối cùng trước khi ném bom căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 9.
Ảnh: Getty

Người dân choáng váng bởi sự tàn phá của vụ tấn công Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công khiến cả bàng hoàng.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 10.
Ảnh: AP

Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký văn bản tuyên bố chiến tranh ngày 8/12/1941. Trước đó, đã cố gắng giữ thế trung lập, không tham gia vào cuộc chiến và chỉ viện trợ quân sự dưới dạng vay nợ cho lực lượng quân Đồng Minh.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 11.
Ảnh: LA Times

Đài tưởng niệm USS Arizona 75 năm sau vụ tấn công đẫm máu. Tổng thống Eisenhower đã chấp thuận việc xây dựng đài tưởng niệm này vào năm 1958 để tưởng nhớ các quân nhân thiệt mạng trong vụ Trân Châu Cảng. Đài tưởng niệm được xây dựng trên thân của con tàu bị chìm được Hải quân Mỹ quản lý cho đến năm 1980 trước khi chuyển giao cho Cục Công viên Quốc gia Mỹ.

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 12.
Ảnh: Star Adveriser

Các cựu binh sống sót sau vụ Trân Châu Cảng có cuộc hội ngộ sau 75 năm tại nơi họ từng chứng kiến cuộc tấn công lịch sử nhằm vào .

Trân Châu Cảng: 75 năm sau ngày ô nhục của  - Ảnh 13.
Ảnh: Reuters

Đài tưởng niệm USS Arizona và Đài tưởng niệm Tàu chiến USS Missouri nhìn từ trên cao tại Trân Châu Cảng, Honolulu, Hawaii, ngày 5/12.
Nguồn:Soha.vn

Tags:
Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất