‘Trận chiến chai rượu’ giành đảo độc nhất vô nhị

Nằm sâu trong vùng Bắc cực xa xôi có một hòn đảo chơ vơ và cằn cỗi, không người ở và chỉ rộng chừng 1,3 km2.

11:12 14/01/2016

 

142
Đảo Hans. Ảnh: CC

 

Theo Business Insider, hòn đảo này có vẻ như không có tài nguyên thiên nhiên, nhưng lại là một vùng lãnh thổ nhỏ bé mà hai quốc gia Canada và Đan Mạch đều muốn sở hữu.

Từ đầu những năm 1930 tới nay, đảo Hans đã trở thành tâm điểm cho mâu thuẫn giữa hai nước. Trên bản đồ thế giới, đảo Hans nằm ở giữa eo biển Nares (rộng 35km) ngăn cách Greenland (một khu vực tự trị của Đan Mạch) với Canada.

Theo luật quốc tế, cả hai bên đều có quyền tuyên bố chủ quyền trong vòng 12 hải lý tính từ bờ. Thực tế, đảo Hans nằm chính xác trong vùng biển của cả Đan Mạch và Canada.

Bản đồ thế giới ghi rằng, hòn đảo được phân định thuộc về lãnh thổ của Đan Mạch theo phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế thuộc Hội Quốc Liên vào năm 1933.

Tuy nhiên, Hội Quốc Liên đã tan rã vào những năm 1930, sau đó Liên Hợp Quốc ra đời và thay thế tổ chức này. Bởi vậy mà phán quyết của Hội Quốc Liên đối với đảo Hans dần dần không còn trọng lượng.

Trong suốt thời gian Thế chiến II và giai đoạn đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, vấn đề về đảo Hans không được công chúng và chính quyền Canada, Đan Mạch chú ý nhiều. Câu chuyện về hòn đảo này chỉ được quan tâm vào năm 1984.

 

143
Vị trí của đảo Hans trên bản đồ của Google.

 
Vào năm đó, một bộ trưởng Greenland đã tới thăm hòn đảo và cắm lên đó quốc kỳ của Đan Mạch. Dưới cột cờ, ông đặt một chai rượu mạnh, cùng với dòng chữ ‘Chào mừng tới đảo của Đan Mạch’.

Cũng từ đó, hai quốc gia đã phát động một ‘cuộc chiến chai rượu’ âm thầm vì đảo Hans.

Đại sứ Đan Mạch tại Mỹ là Peter Takso Jensen cho hay: “khi quân đội Đan Mạch tới đó, họ để lại một chai rượu schnapps. Còn khi quân đội Canada tới, họ để lại một chai rượu của họ với dòng chữ ‘Chào mừng tới Canada’”.

Hiện đang có một kế hoạch, mà theo đó có thể biến đảo Hans thành phần lãnh thổ chung và do các chính quyền tự trị tiếp giáp đảo của cả Đan Mạch và Canada cùng quản lý.

Phong Linh/Theo Xã luận

Tags:
Những cám dỗ bạn nên né xa khi đi du học

Những cám dỗ bạn nên né xa khi đi du học

Chưa bao giờ các lời mời chào viết luận, làm bài tập hộ lại trắng trợn và tràn lan trên những diễn đàn, nhóm hội du học sinh trên Facebook như bây giờ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất