Trận Trung Quốc ồ ạt đổ bộ Đài Loan, bị đánh bật sau 3 ngày

Đánh bật sau 3 ngày

06:21 27/10/2020

Trước Chiến tranh Triều Tiên, quân đội Trung Quốc từng mở chiến dịch đổ bộ chiếm đảo, làm cơ sở thống nhất Đài Loan nhưng đã phải hứng chịu thất bại nặng nề.

Tháng 10.1949 đánh dấu giai đoạn khủng hoảng của phe Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu. Sau 4 năm nội chiến đẫm máu, phe Quốc dân Đảng phải rút lui trên mọi mặt trận, theo Warfare History Network.

Đến khi lãnh tụ Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1.10, phe Quốc dân Đảng gần như bị đẩy vào đường cùng.

Không còn lựa chọn nào khác, Tưởng Giới Thạch rút về đảo Đài Loan, xây dựng nơi này giống như thành lũy cuối cùng. Phe Quốc dân Đảng cho gia cố thành lũy ở các đảo chiến lược, đặc biệt là quần đảo Kim Môn.

Hiểu rõ tầm quan trọng của Kim Môn, Tưởng Giới Thạch huy động hai sư đoàn, với tổng cộng 40.000 quân đến trấn giữ hòn đảo, cùng 21 xe tăng hạng nhẹ M5A1 do Mỹ sản xuất, sử dụng cỡ nòng 37mm.

Mùa thu năm 1949, tập đoàn quân số 10 của quân đội Trung Quốc, bao gồm 2 sư đoàn chủ lực và 9 lữ đoàn, tổng cộng có 158.000 quân đánh thẳng vào Phúc Kiến, làm bàn đạp tấn công đảo Kim Môn.

Tập đoàn quân số 10 khi đó phải tự lực thích nghi với nhiệm vụ tác chiến đổ bộ. Chỉ huy tập đoàn quân, tướng kì cựu Ye Fei đề ra phương án vượt sông và các chướng ngại vật để chiếm các đảo nhỏ ven bờ.

Quân đội Trung Quốc khi đó chiếm ưu thế nhờ bộ binh đông đảo, nhưng không quân và hải quân còn rất hạn chế. Lực lượng hải quân còn phải biên chế cả tàu cá, tàu dân sự, miễn là có thể chở quân.

Chiến dịch đổ bộ đầu tiên diễn ra vào giữa tháng 9, tướng Ye Fei ra lệnh cho 5 trung đoàn di chuyển bằng hàng trăm tàu cá, tấn công đảo Pingtan ở ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến. Phe Quốc dân Đảng với 7.000 lính trấn giữ đảo nhanh chóng hạ vũ khí đầu hàng.

Trận Trung Quốc ồ ạt đổ bộ Đài Loan, bị đánh bật sau 3 ngày - 2

Đảo Kim Môn là mục tiêu tấn công đổ bộ đầu tiên từ Trung Quốc đại lục. 

Các chuỗi đảo ven bờ thuộc quần đảo Kim Môn lần lượt rơi vào tay quân Trung Quốc. Trước những thắng lợi chớp nhoáng, tướng Ye Fei và các cộng sự tin rằng đảo Đại Kim Môn sớm muộn cũng sẽ thất thủ.

Xiao Feng, phó tư lệnh quân đoàn 28, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch đổ bộ thì lại không lạc quan như vậy. Xiao nhắc đến việc thiếu hụt tàu dân sự phục vụ chiến dịch và chỉ trưng dụng được 320 tàu gỗ.

Theo kế hoạch, 20.000 lính bộ binh sẽ tham gia chiến dịch đổ bộ, 9.000 người đổ bộ đợt đầu ngay trong đêm nhằm kiểm soát hai bờ biển chiến lược, mở đường cho quân chủ lực giải phóng hòn đảo.

Rạng sáng ngày 25.10.1949, khẩu đội pháo của quân đội Trung Quốc nã đạn liên tiếp lên hòn đảo. 10 phút sau khi pháo ngừng bắn, 3.000 binh sĩ Trung Quốc do tư lệnh trung đoàn Xing Yongsheng chỉ huy, là những người đầu tiên nhảy khỏi tàu gỗ, mở đầu chiến dịch.

Ở thời điểm đó, một nhóm binh sĩ Đài Loan do thiếu úy Yang Chan chỉ huy, đang tìm cách kéo một chiếc xe tăng bị kẹt trong cát về nơi sửa chữa và là lực lượng phòng thủ đầu tiên nổ súng. “Báo động tất cả các phương tiện”, thiếu úy Yang hét lên trong radio.

Ngay từ khi trận đánh mở màn, quân Trung Quốc đã gặp bất lợi khi không có hỏa lực mạnh để vô hiệu hóa xe tăng Đài Loan. Mục đích đánh chiếm ngôi làng Qionglin, chiếm cao điểm trên núi Taiwu, chia cắt đảo Kim Môn làm hai phần đã không đạt được.

Tại đồi Guanyinting, 4 xe tăng của Đài Loan giao tranh dữ dội với lính Trung Quốc. Một xe tăng Stuart bị trúng đạn bazooka, nhưng vẫn di chuyển về được căn cứ.

Ở những nơi khác, quân Trung Quốc đánh sâu vào tận thị trấn Guningtou và đồi 123, nhưng sau đó đều bị quân tiếp viện trên đảo đẩy lùi về phía bãi biển.

Các tướng lĩnh Trung Quốc cũng mắc sai lầm khi thiếu tính toán đến thủy triều. Để giáng đòn tấn công bất ngờ, tướng Xiao Feng ra lệnh đổ bộ khi thủy triều dâng cao.

Vài giờ sau, thủy triều rút khiến các tàu cá chưa kịp quay về, khiến không ít tàu bị mắc kẹt trên bờ.

Lúc 6 giờ 30 sáng 25.10, binh sĩ Đài Loan báo về sở chỉ huy rằng họ nhìn thấy 100 tàu cá mắc cạn. “Với số lượng tàu đông đảo như vậy, kẻ địch đông phải đông tới chục ngàn người" , một binh sĩ Đài Loan khi đó nói.

Ước tính 2.000 binh sĩ Trung Quốc tử vong ngay trong vài giờ đầu của chiến dịch đổ bộ. Theo Warfare History Network, vài thập kỷ sau, một binh sĩ Đài Loan tên Mu Chü-liang, kể lại: “Trong số hàng chục trận chiến mà tôi từng tham gia, chưa có trận nào mà tôi thấy cảnh tượng tồi tệ đến vậy”.

Đến sáng ngày thứ 3, quân Đài Loan mở chiến dịch truy quét cuối cùng, bắt sống 900 binh sĩ Trung Quốc khi đó đã chạy ra bờ biển. Các tư lệnh Xing, Liu và Xu đều lần lượt bị bắt giữ và xử tử. Tư lệnh trung đoàn số 246, Sun Yunxiu tự sát.

Tổng cộng có 3.873 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong trận đánh kéo dài 3 ngày, 5.175 người khác bị bắt làm tù binh. Khoảng 3.000 người được trả về đại lục vào năm 1950.

Trận Trung Quốc ồ ạt đổ bộ Đài Loan, bị đánh bật sau 3 ngày - 3

Toàn bộ binh sĩ Trung Quốc tham gia trận đánh trên đảo Kim Môn đều bị tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh. Ảnh: Warfare History Network.

Tướng Xiao Feng sau này nhắc lại về trận đánh trong cuốn hồi ký: “Ngư dân ở vùng ven biển không tỏ ra hợp tác, họ giấu tàu gỗ, rời đi cùng tàu hoặc thậm chí phá hủy tàu để tránh phải lái tàu ra trận”.

Việc thiếu hụt tàu thuyền và những tính toán sai về thời điểm đổ bộ là nguyên nhân không một tàu nào có thể trở về đất liền đón lực lượng chủ lực đổ bộ lên đảo lần hai.

Cuốn sách “Trận Kim Môn: Cuộc tấn công đổ bộ quyết định cán cân quân sự hai bờ eo biển Đài Loan”, xuất bản năm 2016, đã trích dẫn lời kể của các tướng lĩnh Trung Quốc về nguyên nhân thất bại nặng nề.

Trong cuốn hồi ký, tướng Ye Fei, tổng tư lệnh chiến dịch, đổ lỗi rằng quân đội gần như không có hải quân và không quân yểm trợ. Ở phía bên kia chiến tuyến, Đài Loan vẫn còn nguyên lực lượng không quân và hải quân.

“Không hề có lực lượng yểm trợ, binh sĩ phải vượt biển trên những con tàu gỗ một cách đầy nguy hiểm”, tướng Ye viết. Trong trận đánh, Đài Loan đã dùng 25 máy bay ném bom hạng nhẹ B-25 và 50 tiêm kích bom FB-26 để chi viện cho đảo Kim Môn. Ở trên biển, 9 tàu hải quân Đài Loan, bao gồm tàu tuần tra và khinh hạm cỡ nhỏ, cũng gây thương vong cho lực lượng đổ bộ.

Sau thất bại ở đảo Kim Môn, tướng Ye Fei gửi lời xin lỗi đến lãnh tụ Mao Trạch Đông và xin nhận trách nhiệm nhưng cuối cùng không bị trừng phạt.

Thông tin về chiến dịch này ngày nay được đăng tải rộng rãi ở Trung Quốc. Các chuyên gia ở Trung Quốc đại lục coi đây là bài học để rút kinh nghiệm và tiến tới hiện đại hóa quân đội.

Sau thất bại này, chiến dịch thống nhất Đài Loan của quân đội Trung Quốc bị hoãn lại. Đến khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ năm 1950, lãnh tụ Mao Trạch Đông quyết định dồn lực lượng lên mặt trận đông bắc, nên vấn đề thống nhất Đài Loan một lần nữa bị trì hoãn.

____________________

Thất bại trong cuộc đổ bộ năm 1949, kéo theo Chiến tranh Triều Tiên khiến Trung Quốc phải gác lại mục tiêu thu hồi Đài Loan. Đến năm 1958, tiếng súng lại nổ ở hai bên bờ eo biển và lần này yếu tố khiến Trung Quốc không ngờ tới là sự can thiệp của nước ngoài. Bài kỳ sau xuất bản 19h ngày 25.10 trên mục Thế giới sẽ điểm lại sự kiện này.

Nguồn: http://danviet.vn/tran-trung-quoc-o-at-do-bo-dai-loan-bi-danh-bat-sau-3-ngay-502020241018591827.htm

Tags:
Dù có đi đâᴜ, thì gia đìпh và cha mẹ vẫп mãi là nơi ấm áp nhất ᵭể trở về

Dù có đi đâᴜ, thì gia đìпh và cha mẹ vẫп mãi là nơi ấm áp nhất ᵭể trở về

Đi đâᴜ thì đi, nhưng gia đình và cha mẹ mãi mãi là nơi ấm áp nhất. Gia đình là xᴜất pнát điểm đồng thời nơi cᴜối cùng tận.Ngoài đời không ai giúp bạn không ᴄôпg, đềᴜ là sự đӓɴʜ đổi. Nhưng cha mẹ thì lᴜôn sẵn lòng cho bạn tất cả.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất