Triết lý về đồ cũ và văn hóa của người Mỹ

Việc buôn bán và trao đổi đồ cũ đã có từ lâu và trở thành một nét văn hóa đặc trưng ở Mỹ. Người Mỹ hầu như không bao giờ vứt đi những món đồ cũ mà sẽ được gửi đi để làm từ thiện, trao đổi hoặc đem bán bớt.

11:30 05/06/2018

Theo quan niệm của họ, những món đồ có thể không còn hữu dụng với mình nhưng có thể vẫn còn giá trị sử dụng với người khác nên “chẳng việc gì phải xấu hổ khi sử dụng lại đồ của người khác để tiết kiệm tiền”. Chính vì thế, từ chợ truyền thống cho đến các cửa hàng chuyên cung cấp các mặt hàng cũ đang dần được đẩy lên thành một lựa chọn mua sắm và thu hút rất đông người quan tâm.

Xu hướng mua sắm đồ cũ tại Mỹ

Sự thay đổi đến chóng mặt của thời trang vô tình đã thổi một luồng gió mới cho các cửa hàng đồ cũ. Khi các nhà thiết kế không ngừng sáng tạo, cho ra mắt những sản phẩm mới thì đương nhiên các nhãn hiệu như Zara, H&M… phải thay đổi mặt hàng từng ngày. Điều này đồng nghĩa với những đống hàng thanh lý và Buffalo Exchange, Soho… là nơi tiếp nhận nó nồng nhiệt nhất. Tại Buffalo Exchange, bạn có thể mua mỗi sản phẩm của H&M, American Apparel, Benetton hay Gap chỉ với giá từ 7,5-14 USD.

Khi mua sắm hàng cũ tại Mỹ, một số người chọn mua hàng đã lập luận: Cùng một khoản tiền, nếu mua quần áo trong shop hàng mới thì họ chỉ mua được rất ít, trong khi, nếu vào các cửa hàng đồ cũ, họ sẽ mua được nhiều hơn, tiết kiệm được từ 35-50% giá thành.

Buffalo Exchange là một trong những thương hiệu cung cấp hàng second-hand lớn nhất Mỹ với 32 cửa hiệu trên cả nước. NGoài ra, cũng có một thương hiệu hàng second-hand cũng khá nổi tiếng ở Mỹ là Crossroads Trading ở Berkeley, California.

Lang thang tại các khu chợ đồ cũ đôi khi trở thành niềm vui

Việc bày bán hoặc tham gia đăng ký gian hàng tại các chợ đồ cũ đã trở thành thói quen, nhu cầu của người dân Mỹ. Không nhằm mục đích bán hàng kiếm lời, đó là mong muốn giao lưu và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Vì sự phong phú của các mặt hàng trong các chợ đồ cũ nên hầu hết người ta có thể tìm kiếm và mua bất cứ những gì họ muốn tìm với giá rẻ. Đôi khi họ còn mua được những món đồ trang trí nhà cửa hay ho như tấm bản đồ, tranh, đồng hồ cổ… Người săn đồ cũ sẽ không lạ với những cái tên như chợ Brimfield ở Massachusetts, chợ Maxwell Street ở Illinois, chợ San Jose ở California….

Một vài người chuyên săn tìm đồ cổ cũng thường hay lui tới những chợ đồ cũ để tìm kiếm những ‘báu vật’ và đôi khi ngay cả những người bình thường đang nắm giữ trong tay mình ‘báu vật’ mà không hề biết. Một người đàn ông Mỹ đã tìm được một bản tuyên ngôn độc lập cổ với giá 4USD tại chợ Amdamstow và sau đó đã được bán đấu giá và thu về 2,42 triệu USD. Một nữ tài xế tên Teri Horton thường hay đến các cửa hàng tiết kiệm (chuyên ký gửi, bán đồ cũ, hàng lỗi mốt), năm 1990 bà mua một bức tranh được vứt ở góc một cửa hàng tại California với giá 5USD; về sau bức tranh được phát hiện và chứng thực của họa sĩ trừu tượng nổi tiếng Jackson Pollock, giá trị được đánh giá khoảng 50 triệu USD.

Với những gia đình mới nhập cư đến Mỹ, tìm hiểu những địa chỉ bán đồ cũ cũng là một giải pháp để mua sắm được nhưng món đồ dùng ưng ý, chất lượng với giá cả rất phải chăng.

Theo sgvisa

Tags:
Cứu sống một bé gái sơ sinh chưa được cắt dây rốn, bị nhẫn tâm ném vào một tòa nhà bỏ hoang

Cứu sống một bé gái sơ sinh chưa được cắt dây rốn, bị nhẫn tâm ném vào một tòa nhà bỏ hoang

Một bé gái mới sinh đã được tìm thấy và cứu sống sau khi bị bỏ rơi trong tình trạng trần truồng, chưa được cắt dây rốn trong một tòa nhà bỏ hoang tại Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất