Triệt phá đường dây triệu USD chạy suất vào các đại học danh giá Mỹ
50 nghi phạm gồm những CEO, nhà quản lý doanh nghiệp giàu có, các ngôi sao hàng đầu nước Mỹ đã bị b.ắ.t giữ phục vụ quá trình điều tra.
02:00 14/03/2019
ABC News đưa tin cảnh sát Mỹ vừa triệt phá đường dây chạy học vào các trường đại học hàng đầu nước Mỹ sau chiến dịch có tên Varsity Blues.
Công tố viên liên bang Mỹ xác nhận 50 nghi phạm bao gồm các CEO, ngôi sao nổi tiếng đã nhận hàng triệu USD từ giới nhà giàu để lo lót cho con họ vào các trường đại học top đầu như Yale, Stanford, Georgetown hay Đại học Nam California.
Cảnh sát Mỹ nắm được thông tin này từ một người đàn ông nằm trong đường dây chạy đại học.
Clip: 50 người ở 6 tiểu bang đã bị Bộ Tư pháp buộc tội vì tham gia vào một vụ bê bối tuyển sinh đại học lớn. Họ bao gồm các nữ diễn viên Hollywood, lãnh đạo doanh nghiệp và huấn luyện viên đại học danh giá.
Đường dây hoạt động từ năm 2011 cho đến khi bị triệt phá. Nhóm đối tượng tạo ra các hồ sơ giả để gửi cho trường, để thông qua vòng xét loại hồ sơ. Sau đó, ban giám hiệu nhà trường (đã được nhận tiền) phụ trách việc can thiệp vào kết quả các bài thi.
Phía cảnh sát Mỹ đưa ra phỏng đoán ban đầu các em học sinh có thể không biết về hành vi gian dối của cha mẹ.
Theo CNBC, kẻ cầm đầu đường dây chạy suất vào đại học này là William Singer. William Singer là người đứng đầu một tổ chức tư vấn đại học có tên Key Worldwwide Foundation, CEO công ty Edge College & Career Network. Tên này thừa nhận đã nhận hối lộ khoảng 25 triệu USD trong những năm qua.
CEO William Rick Singer đối mặt với mức án 65 năm tù |
Wiliam Singer nhận tội tại Tòa án liên bang Boston hôm 12/3 (theo giờ địa phương) với các cáo buộc rửa tiền, lừa gạt, tổ chức đường dây lừa đảo. Hai ngôi sao truyền hình Mỹ là Felicity Huffman và Lori Loughlin cũng có tên trong danh sách nghi phạm bị tạm giữ.
New York Times cho biết thêm, giáo sư từ các trường đại học danh giá nhất cũng bị cáo buộc nhận hàng triệu đô la để giúp sinh viên.
Cùng với các ngôi sao Hollywood như Lori Loughlin và Felicity Huffman, còn có nhiều bị cáo khác trong đường dây này bao gồm giám đốc điều hành hàng đầu, nhà thiết kế thời trang và luật sư cao cấp, cũng như các quản trị viên.
Hai diễn viên bị cáo buộc đã chạy cho con trong đường dây này. |
Vụ bê bối liên quan đến 200 trường đại học trên toàn quốc, 50 người ở 6 tiểu bang bị cáo buộc. Vụ bê bối cũng nhấn mạnh việc tuyển sinh đại học trở nên khốc liệt, cạnh tranh đến mức một số người đã cố gắng “lách luật”. Nhà chức trách cho biết cha mẹ của một số sinh viên giàu có và quyền lực nhất của quốc gia đã cố gắng chạy trường cho con vào các trường đại học tốt nhất. Vụ việc lừa dối cả hệ thống tuyển sinh và cả những sinh viên nỗ lực học tập.
Chủ tịch Đại học Yale: Những cáo buộc này thách thức "các giá trị hòa nhập và công bằng" của trường. Ảnh: CNN |
Ông Andrew E. Lelling, công tố viên quận Massachusetts phát biểu trong cuộc họp báo:
"Cha mẹ chính là người thúc đẩy chính quá trình gian lận này.” Ông Lelling nói những bậc cha mẹ đã lợi dụng sự giàu có của họ để tạo ra một quy trình nhập học riêng và không công bằng cho tất cả các sinh viên.
"Nạn nhân thực sự trong trường hợp này chính là những sinh viên chăm chỉ đã bị thay thế trong quá trình nhập học bởi những sinh viên kém chất lượng hơn vì đơn giản gia đình họ dùng tiền và quyền chạy trường", Lelling nói.
Nguồn: VietNamNet
Học sinh 17 tuổi được 39 đại học nhận, tổng trị giá học bổng tới $1.6 triệu
Khi quyết định chọn trường để theo học đại học, phần lớn các học sinh chỉ có vài trường để chọn lựa. Tuy nhiên, theo People, một học sinh lớp 12 ở thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, nay phải chọn trong khoảng gần 40 trường và con số này có thể còn lên cao hơn nữa.