Trúc Mai: Tượng đài của nền Tân nhạc Việt, “hút hồn” với vẻ đẹp tinh tế, rực rỡ, càng ngắm càng say
Trúc Mai là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam trong giai đoạn 1960 – 1970, có thể nói cô thuộc thế hệ đầu của nhạc vàng Việt Nam, là tượng đài được giới nghệ sĩ ngày nay noi theo.
15:35 24/07/2023
Những ngày cuối năm 1942, nữ danh ca Trúc Mai được sinh ra ở Thành phố Gia Định ngày ấy. Bà được gia đình đưa về Thủ Đức và bắt đầu tham gia vào dàn đồng ca thiếu nhi của nhà thờ Thủ Đức.
Cô được làm quen với âm nhạc từ dạo ấy. Nhưng chẳng ai chú ý đến Trúc Mai bởi bà luôn bị cho ra phía sau, phải hát bè cho nhiều bạn nữ khác. Mấy ai có thể nghĩ rằng, cô bé nhút nhát ngày ấy lại có thể vụt sáng thành một ngôi sao đẳng cấp như vậy.
Trúc Mai bắt đầu đi hát từ những năm cuối thập niên 50. Thời gian này cô chủ yếu sinh hoạt văn nghệ tại các trường, các trại quân đội. Bà trở thành thành viên của đoàn văn công tham gia biểu diễn ở khắp các chiến khu với “khói bom đạn lửa nghìn trùng”. Giọng ca hòa cùng tiếng chim hót, tiếng núi rừng vang vọng trở nên thánh thót và diệu kỳ hơn bao giờ hết.
Trúc Mai có một giọng hát đặc biệt. Ca sĩ Trúc Mai có chất giọng thanh, vang và quãng rộng nên khi lên cao vẫn có thể hát theo giọng thật của mình chứ không chuyển sang giọng óc. Người khó tính sẽ cho rằng giọng hát Trúc Mai lạnh lùng. Nhận xét như vậy vì cô hát tự nhiên chứ không làm dáng hay ủy mị khi hát. Trúc Mai có cách hát rõ chữ và vang rộng nên cho dù là một bài nhạc Việt hay một ca khúc ngoại quốc lời Việt, người nghe vẫn có thể cảm nhận và thưởng thức dễ dàng.
Tháng 6 năm 1959, cô từ giã sân chơi ở các ban ngành trong quân đội, gia nhập hàng ngũ những đồng nghiệp đi trước, bước vào thế giới ánh đèn màu của vũ trường phòng trà ca nhạc và trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Phòng trà đầu tiên mà cô cộng tác là Văn Cảnh.
Cô bắt đầu nổi tiếng và được nhiều người biết đến vào thập niên 60. Người ta hay nhắc tới ca khúc “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân khi nhắc đến tên t.uổi Trúc Mai. Hai ca khúc này đã gắn liền với tên t.uổi của cô trong nhiều thập niên. Khi hãng dĩa Sóng Nhạc cho thu âm hai ca khúc này với giọng hát Trúc Mai, giới yêu nhạc đã đón nhận nồng nhiệt. Cả hai dĩa nhạc đã được tái bản nhiều lần và thậm chí còn được dùng để phát hành chung với những ca khúc mới trong những dĩa nhạc khác.
Tên t.uổi Trúc Mai ngày ấy vô cùng rực rỡ. Bà được săn đón khắp nơi. Tiếng vang từ những bài hát tiếp theo giúp Trúc Mai trở thành Diva làng nhạc đình đám nhất Việt Nam những năm trước 1975.
Bà rất chịu khó đầu tư, thay đổi hình ảnh của bản thân. Tìm tòi nhiều hơn các sáng tác mới nhất giúp Trúc Mai luôn tạo ra một diện mạo khác mỗi khi bước lên sân khấu.
Kho tàng bài hát của bà vô cùng đồ sộ cả về số lượng lẫn chất lượng. Người ta nghe cô trình bày những bài nhạc ngoại quốc đang thịnh hành bằng lời Việt hay những bài nhạc tiền chiến nhẹ nhàng rất thành công. Tại miền Nam trong hai thập niên 60 và 70 thì không thể nào quên giọng ca Trúc Mai qua ca khúc “Giấc Ngủ Cô Đơn” của nhạc sĩ Anh Bằng và Lê Dinh
Ca khúc lột tả trọn vẹn tâm tư, tình cảm của một người vợ xa chồng. Người phụ nữ khắc khoải trong nỗi nhớ da diết ấy, ôm chặt lấy con và chờ đợi người chồng quay về.
Bài hát trở thành một “hiện tượng” có thể dùng từ “khủng khiếp” để hình dung. Nó nổi tiếng đến mức thời điểm đó, ai ai cũng nghe, người người đều lắng đọng trong bài ca ấy.
Có thể nói, bài hát mang sức lan tỏa rộng rãi. Nó chạm đến những nơi sâu nhất trong trái tim mỗi người. Khởi gợi trong đó là tình yêu, tình vợ chồng, tình phụ tử, tất cả đều đáng để trân quý.
Cô tâm sự là thích hát nhạc điệu Bolero nên trung thành với sở thích của mình. Quyết định này có thể không làm tên t.uổi Trúc Mai tiến xa trên con đường âm nhạc nhưng cũng đã tạo cho cô một vị trí nhất định trong lòng công chúng. Các ca khúc nổi tiếng khác mang thương hiệu Trúc Mai có thể kể đến như Nhà anh, nhà em, Lá vàng rơi, Lời tạ từ…
Sau năm 1975, Trúc Mai rời Việt Nam sang định cư tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Qua Hải ngoại cô vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình, trình làng một số albums và thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên những video của các trung tâm lớn tại hải ngoại như một nhân chứng với công chúng yêu nhạc hải ngoại về một thời kỳ rực rỡ của tân nhạc Việt. Đó là thời kỳ vàng son của miền nam Việt Nam trước năm 1975.
Năm 2005, Trúc Mai xuất hiện tại chương trình Paris By Night 78 của Trung tâm Thúy Nga, song ca cùng với ca sĩ Phương Hồng Quế trình bày liên khúc Khuya nay anh đi rồi, Em không buồn nữa chị ơi, Giọt lệ đài trang và Đừng nói xa nhau của nhạc sĩ Châu Kỳ.
Năm 2006 và 2014 cô xuất hiện lần lượt trong các chương trình ASIA 50 (Bảy ngày đợi mong), 52 (Liên khúc Sầu lẻ bóng, Lẻ bóng và Đôi bóng), 73 (Liên khúc Đèn khuya và Chuyện đêm mưa),74 (Nửa đêm ngoài phố) của trung tâm ASIA.
Việc duy trì sức hút trên sân khấu là cách duy nhất giúp bà có được cảm giác huy hoàng ngày ấy. Có thể nói, Trúc Mai là một trong những nhân chứng sống của nền Tân nhạc Việt Nam trước năm 1975.
Về nhan sắc, Trúc Mai được nhận xét có một vẻ đẹp như tượng tạc khiến trái tim kẻ tình si lỗi nhịp. Những ngày tháng xuân thì, bà sở hữu vẻ đẹp khiến người “càng ngắm càng say”. Gương mặt sáng, thanh tú, ngũ quan hài hòa, mọi đường nét đều tinh tế đến mức người ta chỉ dám nhìn chứ chẳng nỡ chạm tay vào.
Đôi môi ấy, ánh mắt ấy quá thắm thiết khiến người nghe ngẩn ngơ. Đôi khi khán giả quên rằng bản thân đang nghe hát. Bởi nhan sắc này đã cướp đi trái tim tình si của họ rồi. Trúc Mai đẹp y hệt một nữ minh tinh màn bạc. Nhan sắc rực rỡ ngày đó dường như chẳng có gì có thể che lấp được.
Có lẽ vì vậy mà có một dạo hình ảnh của Trúc Mai thường được dùng làm hình bìa cho những dĩa nhựa 45 vòng và cả cho những tờ nhạc rời. Trúc Mai đẹp nên khách đến phòng trà thường thích ngắm cô hát. Cho đến nay, tuy t.uổi đã cao nhưng cô vẫn thỉnh thoảng đi hát ở một số nơi để thỏa lòng đam mê âm nhạc của mình.
Nhớ Việt Nam da diết, nữ Việt kiều chi gần 500 triệu, tự đào ao, bê gạch làm vườn đẹp như tranh
Trong vòng hai tuần, một tay chị Amy tự làm tất cả mọi việc để có được khu vườn xinh đẹp rộng 400m2.