Trung Quốc: Chế phẩm thịt heo của nhiều thương hiệu lớn chứa virus dịch heo châu Phi
Sau khi chế phẩm thịt heo của Công ty Thực phẩm Tam Toàn (Sanquan Food) tại Trung Quốc bị phát hiện có chứa virus dịch heo châu Phi, tiếp tục có thông tin phanh phui chế phẩm thịt heo của 10 doanh nghiệp lớn khác ở Trung Quốc cũng có virus dịch heo, lượng sản phẩm có thể chiếm 50% thị trường. Tuy nhiên phía chính quyền Trung Quốc đến nay vẫn chưa công bố tình hình liên quan, thậm chí còn dung túng cho người người nuôi heo bán heo chết.
08:30 19/02/2019
Sản phẩm của hơn 10 doanh nghiệp lớn bị kiểm tra có virus dịch heo châu Phi
Có cư dân mạng cho biết, sản phẩm sủi cảo thịt heo đông lạnh do Công ty Thực phẩm Tam Toàn Hà Nam sản xuất, được kiểm nghiệm tại tỉnh Hồ Nam và phát hiện dương tính với dịch heo châu phi. Ngày hôm sau, thương hiệu của hơn 10 doanh nghiệp lớn trong đó có Kedi Food, Long Feng Food, Linyi Xincheng Jinluo Meat Products, v.v, tổng cộng lên đến 14 lô sản phẩm đã bị cơ quan nông nghiệp Cam Túc kiểm nghiệm dương tính với virus dịch heo châu Phi.
Một phần báo cáo kiểm nghiệp được tiết lộ cho thấy, chủng loại thực phẩm chứa virus dịch heo từ thịt viên cho đến sủi cảo, lạp xưởng, chế phẩm được tiêu thụ từ vùng duyên hải phía Đông Trung Quốc đến tỉnh Cam Túc.
Không có ý muốn tiêu hủy sản phẩm chứa virus
Ông Chu, một người nắm rõ tình hình đã chia sẻ với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng, thông tin chế phẩm thịt heo chứa virus dịch heo châu Phi đã được Sở Nông nghiệp Cam Túc và doanh nghiệp liên quan xác nhận hôm 17/2. Hơn 10 doanh nghiệp, hầu như đều là các thương hiệu nổi tiếng ở Trung Quốc, điều này cho thấy tình hình vô cùng nghiêm trọng.
Ông Chu cho biết: “Ít nhất đã có 4 tỉnh thành Sơn Đông, Hà Nam, An Huy, Thượng Hải tiêu thụ sản phẩm trên. Các thương hiệu đều là những thương hiệu lớn, và chiếm khoảng 50% thị trường. Kedi Food đã niêm phong lô sản phẩm của họ, họ còn cho biết có nhiều lô sản phẩm khác đang lưu trong kho. Đến hiện tại họ không có ý tiêu hủy, do đó vấn đề này rất nghiêm trọng.”
Ông Chu còn nói, hiện tại tất cả các thông tin đều là rò rỉ từ các cơ quan chức năng, chứ không phải chính quyền chủ động công bố, việc này cho thấy chính quyền các cấp rất không có trách nhiệm.
Ông Chu cho biết: “Vấn đề quan trọng vẫn là không minh bạch thông tin, thông tin sản phẩm của Sanquan Food thực ra cũng là ngẫu nhiên bị phát hiện, tài liệu rò rỉ cũng là từ nội bộ của cơ quan giám sát, đều là do cư dân mạng phơi bày, về cơ bản không phải là do chính quyền thông báo.”
Cơ quan chức năng cứu trợ bất lực, thậm chí là dung túng
Bà Lưu, một người làm trong ngành Y tế chia sẻ với RFA rằng, khả năng virus đột biến cho đến khả năng liệu có thể gây hại cho con người hay không đều chưa thể biết rõ được, cơ quan phòng chống dịch bệnh các địa phương không có năng lực kiểm nghiệm và ngăn chặn thịt heo có vấn đề bị tuồn vào doanh nghiệp chế biến.
Còn có thông tin chỉ ra, do cơ quan chức năng cứu trợ bất lực và thậm chí là dung túng, do đó dẫn đến việc người chăn nuôi muốn giảm thiểu tổn thất nên đã bán cả heo bệnh.
Bà Lưu cho nói: “Tổn thất mà người nuôi heo phải chịu là quá lớn, chính quyền cũng lại mắt nhắm mắt mở nhìn họ bán thịt heo chết.”
“Vấn đề thứ 3 là, trong thời kỳ ủ bệnh khoảng nửa tháng, nó sẽ không phát bệnh, nếu như dùng phương pháp truyền thống thì có kiểm nghiệm cả 15 ngày thì cũng không kiểm tra ra vấn đề, còn dùng thiết bị kiểm tra độ nhạy cao thì giá lại đắt đỏ. Hiện tại vẫn chưa dùng phương thức mới để kiểm nghiệm một cách phổ biến.”
Chuyên gia phòng chống dịch heo châu Phi cho biết, hiện tại doanh nghiệp sản xuất chế phẩm thịt và cơ quan kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thông thường của Trung Quốc về cơ bản đều không có năng lực kiểm nghiệm và phòng chống dịch heo châu Phi lây lan.
Ông Trần, một nhà báo cho biết, hiện tại mọi người vẫn còn đang ăn thịt heo. Tuy nhiên, quan chức cấp cao có nguồn cung ứng đặc biệt, họ không sợ dịch bệnh, còn người dân bình thường thì cơ bản là không có lựa chọn.
Hồi tháng 8 năm ngoái, thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh lần đầu tiên phát hiện một ổ dịch heo châu Phi, sau đó, chỉ trong thời gian vài tháng ngắn ngủi, thông tin chính thức từ cơ quan chức năng cho biết đã có 25 tỉnh bùng phát dịch.
Dư luận cho rằng, tình hình dịch heo châu Phi mất kiểm soát tại Trung Quốc, đặc biệt là dịch bệnh tái bùng phát nhiều lần tại một số nơi, là do cơ quan chức năng không coi trọng, chính quyền địa phương phòng chống và kiểm soát bất lực.
Mặc dù Bộ Nông nghiệp Trung Quốc quy định, để phòng chống dịch bệnh lây lan, người nuôi heo sẽ được hỗ trợ 1200 Tệ (khoảng 4,2 triệu Đồng) mỗi con heo bị tiêu hủy, nhưng theo thông tin mà Đài RFA có được, do việc chi trả gặp khó khăn nên quan chức nhiều địa phương né tránh việc hỗ trợ cho người chăn nuôi.
Trí Đạt
3 con giáp nữ sinh ra đã có mệnh phú quý: Tài lộc rủng rỉnh, tình duyên đẹp như mơ
3 con giáp này chắc chắn cũng sẽ có được cuộc sống vạn người mơ dù đôi khi có thể phải trải qua những khó khăn nhất thời trong cuộc sống.