Trung Quốc dùng tiền khiến một quốc gia sắp mất sạch rừng
Nhu cầu khai thác gỗ khổng lồ của Trung Quốc có thể khiến cả một quốc gia ở phía nam Thái Bình Dương không còn rừng.
10:00 03/11/2018
Quần đảo Solomon sớm muộn sẽ không còn rừng với tốc độ khai thác như hiện nay của các công ty TQ.
Theo Reuters, quốc đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương đang có tốc độ chặt phá rừng gấp 20 lần so với mức cho phép, theo một nghiên cứu mới của tổ chức hoạt động vì môi trường Global Witness.
Tốc độ chặt phá rừng tăng vọt vì nhu cầu khổng lồ từ Trung Quốc. Các số liệu cho thấy tổng lượng gỗ xuất khẩu trong năm 2017 tăng 20%, đạt hơn 3 triệu m3 với tổng giá trị khoảng 360 triệu USD.
Thị trường chủ đạo nhập khẩu gỗ từ Quần đảo Solomon chính là Trung Quốc. Nước này cũng là nhà nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới.
Với tốc độ khai thác như hiện nay, các cánh rừng tự nhiên sẽ sớm biến mất nếu không có sự điều chỉnh. Global Witness hối thúc chính quyền Solomon hạn chế quy mô khai thác rừng của các công ty Trung Quốc.
“Nếu các công ty Trung Quốc ngừng mua gỗ thì chúng ta vẫn có cơ hội xoay chuyển tình thế”, ", Beibei Yin, trưởng nhóm nghiên cứu của Global Witness, cho biết.
Nạn phá rừng cũng phá hủy môi trường tự nhiên của các loài sinh vật, lấy đi nguồn hoa quả và thực vật tự nhiên của người dân địa phương.
Tốc độ khai thác rừng ở Solomon đang gấp 20 lần mức bền vững.
Global Witness không đưa ra dự đoán thời điểm quần đảo Solomon cạn sạch rừng, nhưng báo cáo trước đây cho rằng, đến năm 2036, Solomon sẽ đối mặt với thảm họa vì không còn rừng.
Phía Solomon và Trung Quốc đều không trả lời câu hỏi của Reuters liên quan đến vấn đề này.
Quần đảo Solomon có hơn 2,2 triệu hécta rừng, bao phủ khoảng 80% đất liền, trải dài trong hơn 990 hòn đảo của đất nước.
Chính quyền Solomon từng cam kết sẽ siết chặt quy định khai thác rừng. Nhưng Global Witness nói, công tác quản lý vẫn còn hết sức lỏng lẻo.
Interpol dự đoán nguồn lợi nhuận từ việc khai thác trái phép rừng toàn cầu lên tới 50 tỷ USD mỗi năm.
Tiến sĩ da đen Harvard phẫn nộ vì hàng không Mỹ phân biệt đối xử
Một tiến sĩ của trường Harvard cho biết cô đã bị tiếp viên phân biệt đối xử trên một chuyến bay gần đây.