Trung Quốc thực sự có thể khiến người Trung Quốc ‘ăn cỏ’ để đối đầu với Mỹ?
Hôm thứ Sáu (23/8), cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ lại leo thang khi Bắc Kinh bất ngờ công bố mức thuế bổ sung từ 5% – 10% lên 75 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
08:30 27/08/2019
Bắc Kinh cho rằng TT Trump buộc phải mềm mỏng
Ngày 13/8, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố khoản đánh thuế bổ sung 150 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sản xuất bắt đầu từ ngày 1/9 sẽ được hoãn lại đến ngày 15/12. Hành động của TT Trump vì hai lý do: một là để giảm tác động đến mùa mua sắm Giáng sinh của người Mỹ, và thứ hai là thể hiện thiện chí sau cuộc gặp của đại diện thương mại Mỹ – Trung.
Nhưng dường như Bắc Kinh đã hiểu lý do thiện chí này của TT Trump là tín hiệu của việc ông phải mềm mỏng vì bị áp lực của các bên. Bắc Kinh quyết định áp thuế trả đũa lên thêm 75 tỷ USD hàng hóa nhập từ Mỹ với 5078 danh mục sản phẩm, trong đó có đậu nành và ethanol. Trung Quốc cũng sẽ khôi phục mức thuế 25% đối với ô tô và 5% đối với phụ tùng ô tô Mỹ mà họ đã hoãn áp đặt từ tháng Mười Hai năm ngoái.
Trước đòn phản công này của Bắc Kinh, TT Trump chỉ cần một ngày để phản đòn. Số hàng hóa Trung Quốc 250 tỷ USD lập tức bị tăng mức thuế từ 25% lên 30%. Ngoài ra số hàng Trung Quốc khác trị giá 300 tỷ USD cũng bị tăng từ 10% lên 15%.
Điều đó có nghĩa, sau khi Bắc Kinh bổ sung mức thuế 5% đến 10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ thì TT Trump đã tăng mức thuế bổ sung 5% đối với 550 tỷ USD hàng Trung Quốc. Thậm chí TT Trump còn tuyên bố sẽ xem xét sử dụng “Đạo luật Quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc tế” mà năm 1977 Quốc hội Mỹ ủy quyền cho Tổng thống để buộc các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc, khiến hai nền kinh tế Trung-Mỹ hoàn toàn không còn liên quan gì đến nhau.
Lần này Bắc Kinh chủ động tấn công có thể vì nhận thấy TT Trump có dấu hiệu nhượng bộ về các điều khoản Hiệp thương. Nhưng nếu Hiệp thương được ký kết thì Trung Quốc phải có môi trường công khai và minh bạch cùng nhà nước pháp quyền (phân biệt với nhà nước toàn trị), nếu vậy sẽ phá hỏng “giấc mơ Trung Hoa” của Trung Quốc.
Vậy thì tính toán của Trung Nam Hải là gì? Trong một bài viết đăng ngày 25/8 trên Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc chỉ ra: “Hệ thống chính trị của Trung Quốc sẽ khiến họ có được tiềm lực tiếp ứng và sức chịu đựng vô tận của xã hội, tạo nên tâm thái ổn định và tỉnh táo trong xã hội về cuộc chiến thương mại.” “Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ càng leo thang dĩ nhiên gây thiệt hại càng lớn, nhưng khi xã hội Trung Quốc đã hiểu rõ cuộc đối đầu này có liên quan đến tương lai của đất nước thì mọi người sẵn sàng chịu đựng và chấp nhận.”
Qua những tuyên bố này có thể thấy rõ tính toán của Trung Nam Hải, nghĩa là họ có thể bất chấp tất cả để đấu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại này, cho dù cả tỷ người dân Trung Quốc có phải chịu đựng ăn cỏ sống qua ngày.
Nhưng trong tính toán của Trung Nam Hải thiếu sự cân nhắc đến hai chữ “Thiên thời”. Trong lịch sử nhân loại đã có vô số kẻ thống trị, dù từng vô cùng hùng mạnh nhưng kết cục vẫn thân bại danh liệt, thành tên hề của lịch sử. Thế hệ sau nhìn vào họ, nhiều lý giải xem họ hành động bất chấp thời cuộc.
Người Trung Quốc xưa nay khi xét chuyện thành bại thường nhắc các khái niệm thiên thời – địa lợi – nhân hòa, trong đó quan trọng nhất là thiên thời. Việc lợi dụng công cụ chính trị chuyên chế bạo lực để ép buộc dân chúng ăn cỏ chỉ mang lại thứ “nhân hòa” giả tạo mà thôi.
Trước đây, Mao Trạch Đông của Trung Quốc có thể bắt dân chúng Trung Quốc gặm cỏ, thậm chí hàng chục triệu người chết đói, chẳng qua vì đó là thời hoàng kim của chế độ, người dân vẫn còn tin tưởng và sợ hãi. Trái lại, Trung Quốc hiện đang đứng trước rất nhiều nguy cơ tứ bề, thậm chí là khủng hoảng cao độ. Giới chóp bu Trung Quốc ngày nay dù có ra mặt cứng giọng mức độ nào cũng không thể làm được như vậy.
TT Trump: Tôi là người được chọn để đối đầu với Trung Quốc
Có thể nói, trong những ngày đầu của cuộc chiến thương mại, TT Trump chỉ muốn Bắc Kinh thực hiện lời hứa khi gia nhập WTO, điều chỉnh lại những chính sách bất công kéo dài của Bắc Kinh trong thương mại Trung-Mỹ, từ đó tăng việc làm cho người dân Mỹ để kinh tế Mỹ phát triển, để Trump thực hiện được cam kết với cử tri khi tranh cử.
Tuy nhiên, một số hành động gần đây của TT Trump đã cho thấy, việc làm và nền kinh tế, không còn là tất cả những cân nhắc của ông nữa.
Ngày 13/8, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Trung Quốc Dương Khiết Trì bất ngờ bay tới New York để gặp Ngoại trưởng Mỹ Pompeo. Được biết, Dương Khiết Trì đã đưa ra kế hoạch mới nhất của ban lãnh đạo tối cao Trung Quốc, đó là đồng ý với các điều kiện của hiệp định thương mại đã ký với Mỹ để đổi lấy chính quyền ông Trump chấp nhận cho Trung Quốc dùng vũ lực bình ổn Hồng Kông. Nhưng chính quyền đã từ chối. Chiều ngày hôm sau 14/8 và sáng ngày 15/8, TT Trump đã vài lần chia sẻ trên Twitter rằng, Trung Quốc muốn đạt được thỏa thuận thì trước hết phải giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhân đạo, TT Trump kêu gọi Tập Cận Bình dùng cách nhân đạo và đối thoại để giải quyết vấn đề Hồng Kông.
TT Trump không bị mất ý chí vì món lợi ích vật chất khổng lồ, điều này cho thấy ông có đủ can đảm đạo đức. Có thể nói đối với TT Trump và chính phủ Mỹ thì động thái này đã vượt qua một ngưỡng cửa quan trọng.
Ngày 20/8 khi trả lời các phóng viên đề cập đến cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, TT Trump cho biết, dù điều này tốt cho Mỹ, hay gây bất lợi trong ngắn hạn thì cũng phải thực hiện. Cho dù trong ngắn hạn có tốt hay không thì cũng không thành vấn đề. Ông cũng nói, nếu không đối đầu với Trung Quốc, ngày tháng của tôi sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Nhưng tôi thích cách làm của tôi, vì nó là điều phải làm.
Tuyên bố trên của TT Trump chứng minh rằng, cho dù Bắc Kinh có dùng các biện pháp dụ dỗ hay đe dọa thì cũng không thể thay đổi quyết tâm giải quyết vấn đề Trung Quốc của ông.
Ngày 21/8, một hành động nữa của TT Trump đã cho thấy một vấn đề lớn lao hơn. Khi trả lời câu hỏi của các phóng viên bên ngoài , TT Trump đã nhắc đến cuộc chiến thương mại: “Phải có ai đó làm việc này.” Sau đó Trump nhìn lên bầu trời cao xanh và tiếp lời: “Tôi là người được chọn”. Sau đó Trump quay đầu và lặp lại: “Phải có ai đó làm việc này.”
Video: Ngày 21/8 TT Trump trả lời báo chí tại Nhà Trắng
Trong thế giới phương Tây, cách nói “người được chọn” (chosen one) thường được sử dụng trong tôn giáo. Moses trong Do Thái giáo và Jesus trong Kitô giáo là “người được Chúa chọn”, nghĩa là Chúa chọn họ và giao cho họ một sứ mệnh cụ thể. Giới truyền thông cánh tả của Mỹ đã công kích rằng TT Trump khoác lác về bản thân. Hôm thứ Bảy, TT Trump đã phản hồi lại quan điểm này trên Twitter rằng, thời điểm đó TT Trump dùng cách nói hài hước, ý là cách đối phó với cuộc chiến thương mại (không phải tự quảng cáo bản thân).
Video trực tiếp cảnh khi đó cho thấy Trump nói với thái độ nghiêm túc, ngôn từ và động tác đã truyền tải hai thông điệp quan trọng từ TT Trump: một là vấn đề đối phó với Trung Quốc là nhất định phải làm, ông nghĩ rằng đây là ý Trời; hai là ông tin rằng ông mang sứ mệnh lịch sử này.
TT Trump cũng khẳng định ông sẽ giữ vững cuộc chiến với Trung Quốc cho dù nó gây ra thiệt hại trong ngắn hạn cho nền kinh tế Mỹ. “Phải có ai đó làm điều này, vì thế tôi đang đương đầu với Trung Quốc. Tôi đang đương đầu với Trung Quốc về thương mại và chúng ta đang thắng. Tôi được đặt ở vị trí này bởi người dân để làm một công việc vĩ đại. Và đó là cái mà tôi đang làm”.
Hạ Văn
Các triệu phú đô la rồi sẽ chỉ được coi là giới trung lưu tại Mỹ?
Trở thành triệu phú đang là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người dân Mỹ, nhưng trong khoảng 1 thế kỷ nữa, nếu các tiêu chuẩn về sự giàu có trong một gia đình thông thường tiếp tục được nâng cao, thì tổng thu nhập trị giá 7 con số sẽ chỉ còn là vấn đề “cân đường hộp sữa” với ngay cả tầng lớp trung lưu của nước này.