TT Trump dùng 4 năm "phá bỏ" chính sách thương mại 7 thập kỷ của Mỹ, kết quả cuối cùng là gì?

Tổng thống Donald Trump đã dành 4 năm của nhiệm kì Tổng thống để thay đổi chính sách thương mại mà nước Mỹ xây dựng trong suốt 7 thập kỷ qua.

12:30 31/10/2020

Kết quả khiêm tốn

Mở màn cho chính sách thương mại của chính quyền mình, Tổng thống Donald Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng khiến lãnh đạo các tập đoàn trong nước lo lắng khi đe dọa phá bỏ thỏa thuận thương mại hàng năm trị giá tới 1,4 nghìn tỷ USD với hai quốc gia láng giềng Mexico và Canada.

Ông tuyên bố từ bây giờ nước Mỹ sẽ ở vị trí số 1, các đối tác thương mại của nước này sẽ ở cách xa phía sau. Tuy nhiên, theo ABC News (Úc), mọi thứ không thay đổi quá nhiều.

Giá trị thâm hụt hàng hóa và dịch vụ của Mỹ hiện đã vượt quá con số dưới thời Tổng thống Barack Obama. Các doanh nghiệp sản xuất thép và nhôm vẫn phải cắt giảm số lượng việc làm bất chấp các chính sách bảo hộ của chính quyền.

ABC News nhận định, các chính sách thương mại của ông hầu như chưa tạo ra một tác động nào đáng kể cho nền kinh tế trị giá 20 nghìn tỷ USD. Đối với hầu hết người Mỹ, chính sách thương mại mạnh bạo của Tổng thống Trump cuối cùng chỉ mang đến những ảnh hưởng rất nhỏ, dù tích cực hay tiêu cực, đối với tình hình tài chính của người dân.

Tuy nhiên, dù Tổng thống Trump có thắng nhiệm kỳ thứ hai hay ông Joe Biden thắng cử, phần lớn di sản trong lĩnh vực thương mại của ông dường như sẽ vẫn tạo ra những tác động lâu dài. Lập trường cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc có thể sẽ tồn tại lâu hơn cả nhiệm kỳ Tổng thống của ông.

TT Trump dùng 4 năm phá bỏ chính sách thương mại 7 thập kỷ của Mỹ, kết quả cuối cùng là gì? - Ảnh 1.

Tổng thống Trump đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nó phản ánh và hình thành nên niềm tin của các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa rằng, Bắc Kinh từ lâu đã vi phạm cam kết đối xử công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài, thực hiện các chính sách thương mại phi cạnh tranh và có các hành vi bắt nạt các quốc gia khác trên trường quốc tế.

Đáng chú ý, ứng viên Biden vẫn chưa nói liệu ông có giữ nguyên mức thuế mà chính quyền đương nhiệm đang áp lên khoảng 360 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm hơn một nửa kim ngạch hàng hóa mà Bắc Kinh xuất khẩu hàng năm sang Mỹ, hay không.

"Họ không nói rằng họ sẽ bỏ cái này hay bỏ cái kia", Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói về chiến dịch tranh cử của ông Biden trong một cuộc phỏng vấn. "Điều duy nhất ông ấy có thể làm là những gì chúng tôi đã làm hoặc quay trở lại tình trạng trước đây. Nhưng không ai muốn quay lại quá khứ cả".

Không còn hy vọng rằng Mỹ có thể thuyết phục Trung Quốc kiềm chế các chính sách được cho không công bằng của nước mình thông qua các cuộc đàm phán kéo dài hay đưa những tranh chấp lên giải quyết tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Wendy Cutler, một nhà đàm phán thương mại kỳ cựu hiện đang làm việc tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á, cho biết: "Một trong những lý do các cử tri Mỹ đã chọn Tổng thống Trump 4 năm trước là do chúng ta đã cạn kiệt các lựa chọn. Chúng ta đã cố gắng kiện Trung Quốc tại WTO và chúng ta đã thắng nhiều vụ kiện ... Nhưng điều đó nói lên rằng, Trung Quốc sẽ không thay đổi".

Tuy nhiên, bà Cutler không cảm thấy thuyết phục với cách tiếp cận của đương kim Tổng thống bởi theo bà, hiệu quả đạt được vẫn rất khiêm tốn.

Chờ đợi ở tương lai

Theo ABC News, trước Tổng thống Trump, các nhà hoạch định chính sách Mỹ chủ yếu thúc đẩy thương mại toàn cầu ngày càng tự do hơn và được điều chỉnh bởi các quy tắc của WTO. Chính quyền cựu Tổng thống Obama đã đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia khác nhưng loại trừ Trung Quốc để cố gắng giảm bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh và gây áp lực buộc nước này phải tiến hành các cải cách. Tuy nhiên, ngay trong tuần đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi TPP.

Và năm ngoái, ông đã vô hiệu hóa WTO bằng cách từ chối phê chuẩn các vị thẩm phán mới cho Tòa án Tối cao của tổ chức này. Dưới thời Tổng thống Trump, thương mại tự do hơn - một trụ cột trong chính sách của đảng Cộng hòa của nước Mỹ- đã bị loại bỏ. Chủ nghĩa bảo hộ "Nước Mỹ trên hết" đã ra đời. "Đó là một sự thay đổi rất lớn", ông Phil Levy, cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống George W. Bush nói.

Người đứng đầu Nhà Trắng đặt mục tiêu thu hẹp các khoản thâm hụt thương mại khổng lồ, coi đó là bằng chứng về sự yếu kém kinh tế, các thương vụ kinh doanh không công bằng và các hành vi lợi dụng của các nước khác đối với Mỹ. Ông cam kết thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu bằng cách áp đặt thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng của nước ngoài.

Tuy nhiên, cách tiếp cận mới chỉ tạo ra sự khác biệt không đáng kể cho mục tiêu mà ông quan tâm nhất: Thâm hụt thương mại tổng thể trong hàng hóa và dịchvụ của nước Mỹ. Chỉ số hầu như không giảm trong năm ngoái - 0,5% xuống còn 577 tỷ USD, vẫn cao hơn bất kỳ năm nào của chính quyền cựu Tổng thống Obama. Năm nay, khoảng cách đã tăng lên gần 6%, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bóp nghẹt ngành du lịch, giáo dục và các lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ khác.

Tự tuyên bố mình là "Người đàn ông thuế quan", Tổng thống Trump đã tự hào tuyên bố từ rất sớm rằng "chiến tranh thương mại là điều tốt và nước Mỹ sẽ dễ dàng giành chiến thắng." Lịch sử cho thấy rằng chiến thắng thương mại thực sự khó khăn và hầu như luôn kéo theo những thiệt hại rất lớn. Để trả đũa, Trung Quốc và các nước khác đã áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, nhiều loại thuế nhắm đến hàngnông sản.

Trái ngược với khẳng định của ông, các loại thuế nhâp khẩu của Tổng thống Trump đang áp dụng hiện nay do các nhà nhập khẩu Mỹ chứ không phải bên xuất khẩu chi trả. Và do vậy, khoản chi phí này sẽ được tính thêm vào giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Các nhà nghiên cứu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và các trường đại học Princeton và Columbia đã ước tính rằng, hệ thống thuế quan của đương kim Tổng thống khiến hộ gia đình Mỹ phải trả thêm 831 USD/năm.

Talan Products, một công ty dập kim loại với doanh thu 50 triệu USD/năm ở Cleveland bang Ohio, cho biết họ đã bỏ lỡ hai dự án lớn vì hàng rào thuế quan của chính quyền đương nhiệm, làm tăng chi phí các nhập khẩu linh kiện và khiến cho các đối thủ cạnh tranh tại Ấn Độ đánh bại mức giá chào thầu của Talan. "Nếu không có mức thuế nhập khẩu hiện tại, hàng hóa chúng tôi đã trở nên cạnh tranh hơn. Thật tuyệt nếu có thêm 5 triệu USD hoặc 10 triệu USD hàng năm", StevePeplin, Giám đốc điều hành của công ty Talan chia sẻ.

Thế giới có thể mất nhiều thời gian hơn để đánh giá toàn diện kết quả các chính sách thuế quan của Tổng thống Trump. Hiệp ước thương mại Bắc Mỹ được sửa đổi của ông mới có hiệu lực kể từ ngày 1/7. Và những kết quả của một thỏa thuận thương mại tạm thời mà ông đã kí với phía Trung Quốc hồi tháng Giêng đã bị lu mờ trước những tác động của đại dịch Covid-19.

"Đó có thể là một chiến lược tốt", Blake Hurst, một nông dân trồng đậu tương và ngô, Chủ tịch Hiệp hội Trang trại bang Missouri, nói. "Nhưng chúng ta đang phải trả giá cho nó – sự tổn hại danh tiếng và những chi phí cho cuộc đàm phán trong tương lai ... Đó là một chiến lược mang tính rủi ro cao và chúng ta vẫn chưa biết kết quả cuối cùng thế nào".

Tags:
Tâm thư của bà mẹ пցười Mỹ có coп khuyết tật: Cứ để coп bạп пhìп con tôi, đó là phép lịch sự

Tâm thư của bà mẹ пցười Mỹ có coп khuyết tật: Cứ để coп bạп пhìп con tôi, đó là phép lịch sự

Cha mẹ nào cũng sẽ trải qua nỗi đau khi chứng kiến điều gì đó xảy đến với con cái mình, có thể là tật chậm nói, bị bắt nạt, tự ti về ngoại hình hay khó khăn trong việc kết bạn. Đôi khi nỗi đau lòng này xảy đến ngay khi con ra đời nhưng cũng có thể đến khi con bước vào tuổi dậy thì cha mẹ mới trải qua cảm giác đó.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất