Từ mẹ đơn thân ở Mỹ trở thành nữ hoàng hữu nghị Ghana
25 năm sau khi sinh con ở tuổi 15 tại một nhà tình thương ở Detroit, Johnson được phong làm nữ hoàng hữu nghị của Ghana, châu Phi.
23:29 11/12/2024
Trong buổi lễ được tổ chức ở thành phố Tamale, miền bắc Ghana vào tháng 10/2021, Kenedy Johnson được lãnh đạo tín ngưỡng khu vực phong làm Zosimli Naa (nữ hoàng hữu nghị), danh hiệu danh dự giúp cô trở thành đứng đầu đơn vị phát triển tín ngưỡng địa phương.
"Tôi khi đó phải tự véo mình để biết đó là sự thật. Cảm giác thật siêu thực", Johnson kể.
Cô không tin nổi những gì xảy ra với cuộc sống của mình, bởi 25 năm trước đó, Johnson còn là một cô bé 15 tuổi mang bầu ở Detroit, Mỹ. Họ hàng đã đưa cô đến nhà tình thương và hứa sẽ đón cô khi đứa bé chào đời, nhưng không bao giờ quay lại.
"Tôi đã phải từ bỏ rất nhiều mục tiêu đặt ra từ thời thơ ấu", Johnson kể. "Tôi phải tìm ra chút sức mạnh nào đó từ sâu bên trong mình".
Sau khi con gái trưởng thành, Johnson làm xét nghiệm ADN, biết được mình mang dòng máu Nigeria và Ghana. Khi đến Ghana, cô chia sẻ cảm xúc "như trở về quê hương, giống một tiếng thở phào nhẹ nhõm".
Ngay sau chuyến đi, Johnson thành lập công ty Green Book Travel năm 2018, chuyên tổ chức các chuyến du lịch cho những người gốc Tây Phi lưu lạc khắp thế giới.
Dịch vụ của công ty nhanh chóng hút hàng trăm khách hàng và cũng giúp Johnson tới Tây Phi thường xuyên hơn. Trong một chuyến đi, Johnson bỗng thấy "trong lòng nóng như lửa đốt", thúc giục cô cần phải đến miền bắc Ghana.
Khi tới Tamale, Johnson được đề nghị gặp lãnh đạo tín ngưỡng và các bô lão địa phương theo phong tục. Nhưng khi đến nơi, cô nhận ra đây không phải cuộc gặp bình thường.
"Họ bắt đầu tham khảo ý kiến nhau, sau đó nói mời tôi đến đây để chuẩn bị trở thành nữ hoàng", Johnson nhớ lại.
Johnson không rõ lý do mình được chọn, nhưng 4 tháng sau, cô chuyển hẳn đến Tamale định cư, rồi được phong làm nữ hoàng hữu nghị, ngồi trên lưng ngựa ra mắt cộng đồng địa phương tại lễ hội thường niên Damba. "Thật choáng ngợp vì có rất đông người dõi theo mình", Johnson nói.
Nữ hoàng hữu nghị là tước vị danh dự, nhưng đã đưa Johnson lên địa vị cao và đi kèm là trách nhiệm thực tế đối với cộng đồng ở Gana. Cô làm việc cùng những già làng của Vương quốc Dagbon cũ sáp nhập Ghana năm 1957 để hiện thực hóa các sáng kiến thiết thực ở Tamale.
Johnson sau đó lập quỹ từ thiện Kith and Kin, chăm sóc, hỗ trợ trẻ mồ côi, cung cấp nước sạch, sản phẩm vệ sinh, giày dép cho cộng đồng.
"Cô ấy đại diện cho hòa bình, thống nhất, hy vọng và là sợi chỉ nối quá khứ với tương lai. Johnson được yêu mến và kính trọng ở đây. Ai cũng ngưỡng mộ cô ấy", lãnh đạo tín ngưỡng Tamale nói. "Johnson sẽ giúp chúng tôi tiếp cận cơ hội giao lưu văn hóa, đầu tư, nhận thức toàn cầu".
Johnson không phải nữ hoàng hữu nghị từ Mỹ đầu tiên ở Gana. Tiến sĩ Susan Herlin từ Kentucky từng được trao tước vị này năm 1995, sau đó qua đời năm 2014.
Hồi tháng 11, Johnson được cấp quốc tịch Ghana, sau đó được chọn vào danh sách 100 nhà đổi mới gốc Phi có ảnh hưởng nhất năm 2024. "Trong mơ tôi cũng không thể tưởng tượng được mọi điều như hiện tại", Johnson nói.
D'kiya, con gái Johnson, 28 tuổi, cũng được xem là công chúa.
"Tôi lớn lên chứng kiến mẹ vật lộn trong khó khăn khi thiếu người thân hỗ trợ, rồi trưởng thành lúc hàng triệu người trở thành gia đình của bà", D'kiya nói. "Tôi cũng chưa bao giờ hình dung có ngày mình sẽ thành công chúa".
Đức Trung (Theo CNN, Guardian, Reuters)
Nói dối vợ đi công tác nhưng thực ra là đưa bồ đi du lịch, đêm đó đang ‘tập thể dục’ hừng hực thì vợ cứ gọi nheo nhéo hàng chục cuộc, bực quá tôi mới bắt máy để nghe cho xong chuyện thì tái mặt khi em báo ‘mẹ mất rồi anh ạ’.
Sáng hôm sau bắt chuyến sớm nhất bay về Hà Nội, vừa đặt chân đến nhà thì thấy cả họ đang nhốn nháo nhưng người nằm trong quan tài không phải mẹ tôi mà là…