Từng có luật cấm nhập cư Mỹ khắc nghiệt hơn sắc lệnh của Tổng thống Trump

Đúng ngày này một 100 năm trước, nước Mỹ thông qua luật cấm nhật cư khắt khe nhất thời điểm bấy giờ, cấm cửa người nhập cư tới từ Trung Đông và châu Á thông qua việc tăng thuế, kiểm tra nghiêm ngặt và ngăn chặn hoàn toàn.

13:23 10/07/2017

Ngày 27/1, Tổng thống Donald Trump ra sắc lệnh tạm thời cấm người nhập cư từ 7 nước, chủ yếu theo đạo Hồi, vào Mỹ vì lý do an ninh. Tuy nhiên, sắc lệnh của ông chủ Nhà Trắng nhanh chóng gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ trên khắp nước Mỹ trước khi bị Thẩm phán Liên bang James Robart đình chỉ. Tuy nhiên, đây không phải luật cấm nhập cư Mỹ đầu tiên của nước Mỹ.

Đạo luật định cư  Hoa Kỳ cứng rắn năm 1917

Ngày 5/2/1917, nước Mỹ thông qua Luật Nhập cư năm 1917 với những điều khoản vô cùng khắt khe. Theo đó, luật pháp hạn chế những người nhập cư “không phù hợp”, bao gồm nhiều người từ Trung Đông và châu Á. Cụ thể, những trường hợp được coi là “không phù hợp” là người thiểu năng, thần kinh không ổn định tới những người nghiện rượu mãn tính, người bần cùng, người ăn xin chuyên nghiệp hay mắc các bệnh truyền nhiễm.

Trong 1 thế kỷ đó, người Ireland và người Đức ồ ạt di dân sang Mỹ. Nhiều người nhập cư Trung Quốc cũng theo chân họ. Trong những năm 1860, người Trung Quốc sang Hoa Kỳ lao động để xây hệ thống đường sắt, rồi sau đó họ ở lại định cư.

Công chúng Mỹ nhiều người không tán thành các nhóm di dân mới đến. Họ không thích đạo Công giáo, là tôn giáo của phần lớn người di dân Ireland và Đức. Họ không thích di dân Á Châu mà họ liệt vào thành phần tù nhân, gái mãi dâm, hoặc quy cho tội cạnh tranh, giành việc làm với họ.

Vì lý do đó, cuối năm 1800, Quốc hội Mỹ lần đầu tiên đề ra những bước để hạn chế số lượng người nhập cư. Các nhà lập pháp đặc biệt nhắm vào người Á đông, nhất là người Hoa. Đạo luật Page và “Đạo luật loại trừ người Hoa” cấm định cư Mỹ hầu hết phụ nữ và công nhân Trung Quốc.

Để hiện thực hóa đạo luật, người ta tăng thuế với hầu hết người trưởng thành. Nhà chức trách còn kiểm tra khả năng đọc thông qua việc đưa cho người trên 16 tuổi văn bản bất kỳ và yêu cầu họ đọc.

Ngoài ra, lệnh cấm năm 1917 cũng chặn những người có tiền sử phạm tội, gái mại dâm, kẻ buôn người cũng như những người ủng hộ việc lật đổ chính phủ Mỹ bằng bạo lực. Những kẻ kêu gọi hoặc ủng hộ việc sát hại sĩ quan hoặc quan chức Mỹ đều không được phép bước chân vào nước Mỹ.

Để hiện thực hóa đạo luật, người ta tăng thuế với hầu hết người trưởng thành. Nhà chức trách còn kiểm tra khả năng đọc thông qua việc đưa cho người trên 16 tuổi văn bản bất kỳ và yêu cầu họ đọc.

Luật còn ngăn chặn tất cả người nhập cư tới từ cái gọi là “Vùng Asiatic Barred”, những khu vực hiện nay là Ấn Độ, Afghanistan, Iran, Saudi Arabia, Nga, Đông Nam Á và các đảo châu Á-Thái Bình Dương. Dù người Trung Quốc không nằm trong diện cấm của Luật năm 1917 nhưng họ lại thuộc diện bị loại trừ bởi đạo luật năm 1882. Luật này được bãi bỏ năm 1943, sau khi Trung Quốc trở thành đồng minh trong Thế chiến II.

Nhật Bản và Philippines cũng không nằm trong lệnh cấm nhập cư năm 1917 bởi năm 1907, họ đã tự nguyện hạn chế người di cư tới Mỹ và sau này là các thuộc địa của Mỹ.

Tương tự sắc lệnh gây tranh cãi của Tổng thống Trump, Đạo luật Nhập cư năm 1917 ra đời nhằm tạo ra các biện pháp an ninh cần thiết với nước Mỹ. Trong thời kỳ Thế chiến I, an ninh quốc gia là vấn đề được lòng gần như tất cả người dân Mỹ. Chính vì thế, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luận này một cách dễ dàng, trái ngược với những thách thức pháp lý Chính quyền Trump đang phải đối mặt.

Thậm chí, khi Tổng thống Woodrow Wilson phủ quyết Đạo luật Nhập cư năm 1917 vì cho rằng nó vi hiến và trái ngược với các giá trị Mỹ, Quốc hội đã loại bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống. Đạo luật này cũng bị nhiều quốc gia trên thế giới lên án nhưng không thể làm thay đổi quyết tâm của người Mỹ.

Trong những thập niên 1940 và 1950, Hoa Kỳ đã đề ra một số biện pháp sửa đổi chính sách nhằm tăng số người di dân và nhập tịch Mỹ, dù là với một tỷ lệ khiêm tốn.

Đạo luật 1965 loại bỏ hệ thống hạn ngạch dựa trên quốc tịch. Thay vào đó, luật giành ưu tiên cho những người nhập cư tại Hoa Kỳ. Đạo luật này còn nhằm bảo vệ người tị nạn đến từ một số khu vực đang xảy ra bạo lực và xung đột.

Thế rồi vào năm 1965 có một thay đổi lớn. Quốc hội thông qua Đạo luật về Di trú và Nhập tịch, một phần do áp lực của các phong trào dân quyền. Tổng thống Lyndon Johnson là người ký ban hành đạo luật này.

Đạo luật 1965 loại bỏ hệ thống hạn ngạch dựa trên quốc tịch. Thay vào đó, luật giành ưu tiên cho những người nhập cư đã có gia đình tại Hoa Kỳ. Đạo luật này còn nhằm bảo vệ người tị nạn đến từ một số khu vực đang xảy ra bạo lực và xung đột.

Mặc dù đạo luật duy trì một số hạn chế đang áp dụng, gốc gác của thành phần nhập cư đã thay đổi đáng kể. Thay vì đến từ Tây Âu, hầu hết người di dân đến Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 20 đến từ Mexico, Philippines, Hàn Quốc, Cộng hòa Dominica, Ấn Độ, Cuba và Việt Nam.

Những nét tương đồng với Sắc lệnh của Tổng thống Trump

Ngày 27/1, Tổng thống Trump ký Sắc lệnh đình chỉ người nhập cư từ 7 quốc gia với phần lớn dân số theo đạo Hồi trong 90 ngày, dừng chương trình tị nạn của Mỹ trong 120 ngày và ngừng vô thời hạn với việc nhận người tị nạn Syria vào Mỹ. Theo ông chủ Nhà Trắng, việc làm này là cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ.

“Tôi đang thiết lập các biện pháp rà soát mới để ngăn những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan vào Mỹ. Chúng tôi không muốn họ hiện diện ở đây”, Tổng thống Trump phát biểu trong sự kiện ở Lầu Năm Góc. Ngoài ra, ông Trump cũng tuyên bố cắt giảm hơn một nửa số người nhập cư vào Mỹ, đẩy xuống mức 50.000 người so với cam kết 110.000 người. Ông Trump còn tuyên bố thắt chặt an ninh biên giới.

Dù luật Nhập cư năm 1917 sâu rộng hơn so với sắc lệnh của nhưng các nhà quan sát cho biết chúng giống nhau ở 3 điểm lớn.

Dù luật Nhập cư năm 1917 sâu rộng hơn so với sắc lệnh của ông Trump nhưng các nhà quan sát cho biết chúng giống nhau ở 3 điểm lớn. Thứ nhất, những người ủng hộ của cả 2 văn bản này đều cho rằng chúng cần thiết cho an ninh quốc gia của Mỹ. Thứ hai, lệnh cấm là một dạng thử nghiệm. Thứ ba, các lệnh cấm dường như phân biệt đối xử với con người dựa trên quốc gia họ tới.

Tác động của những lệnh cấm nhập cư

Khó để nói chính xác những tác động của lệnh cấm nhập cư với nước Mỹ. Tuy nhiên, khi người tị nạn và dân di cư bị cấm vào các quốc gia khác, hiển nhiên họ phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí là tổn hại tới tính mạng. Bên cạnh đó là sự lãng phí tài chính, mất mát tài sản trong quá trình di chuyển. Các nước chủ nhà thì đánh mất nguồn lao động dồi dào cũng như kiến thức và chuyên môn họ mang theo, yếu tố có lợi cho việc phát triển kinh tế.

Với sắc lệnh của ông Trump, nhiều sinh viên có thể lỡ dở chương trình học mà họ đang theo đuổi ở Mỹ. Trẻ em có thể đánh mất cơ hội được chữa trị ở một quốc gia có nền y học phát triển và có thể phải đánh đổi bằng tính mạng. Nhiều gia đình có thể phải ly tán vì không thể gặp gỡ nhau….

Khó để nói chính xác những tác động của lệnh cấm nhập cư với . Tuy nhiên, khi người tị nạn và dân di cư bị cấm vào các quốc gia khác, hiển nhiên họ phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí là tổn hại tới tính mạng

Luật Nhập cư năm 1917 đã được sửa đổi bởi Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1952, còn được gọi là Đạo luật McCarran-Walter. Theo đó, Mỹ đã loại bỏ các hạn chế về chủng tộc cũng như giảm bớt sự phân biệt giữa quốc gia và khu vực của những người nhập cư tại Mỹ . Tuy nhiên, sự phân biệt vẫn còn bởi một số quốc gia được đánh giá là có chất lượng lao động tốt hơn.

Trong khi đó, tương lai sắc lệnh của Tổng thống Trump vẫn chưa thể xác định. Dù Thẩm phán Liên bang James Robart đã đình chỉ nó nhưng Nhà Trắng đang thúc đẩy cuộc chiến pháp lý nhằm bảo vệ quyết định của Tổng thống Trump.

Tags:
Thủ tục cho con cái nhập quốc tịch Việt Nam đối với Kiều bào như thế nào?

Thủ tục cho con cái nhập quốc tịch Việt Nam đối với Kiều bào như thế nào?

* Hỏi: Em là người Việt Nam lấy chồng Đài Loan (Trung Quốc). Con em đã 4 tuổi, mang quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc), nhưng cháu hiện đang sống cùng ông bà ngoại ở Việt Nam. Hiện tại em muốn cho cháu nhập thêm quốc tịch Việt Nam thì có được không? Nếu được thì phải làm những thủ tục gì?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất