Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) cảnh báo người dân Mỹ về tin nhắn lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân
Theo Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), hiện đang có nhiều kẻ xấu lợi dụng lòng tin của người dân để gửi những tin nhắn lừa đảo, dụ dỗ họ cung cấp thông tin cá nhân, thẻ tín dụng,...
01:30 06/09/2020
Mới đây, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã đưa ra cảnh báo người dân về việc thông tin cá nhân của họ có thể bị đánh cắp, nếu họ nhận được tin nhắn văn bản "package pending" từ số điện thoại lạ.
Hình thức lừa đảo này được gọi là "đánh lừa", bằng những tin nhắn SMS với nội dung thu hút, những tên tội phạm có thể khiến người nhận nhấp vào liên kết chứa virus hoặc giả mạo các website uy tín như Amazon để dẫn dụ nạn nhân cung cấp dữ liệu cá nhân.
Dựa trên thông tin thu được, tin tặc có thể sử dụng chúng để đánh cắp danh tính của ai đó, vơ vét tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc cài đặt phần mềm độc hại vào điện thoại của họ, FTC cho biết trong một tuyên bố.
Theo FTC, khi nhấp vào liên kết và được chuyển tới các website giả mạo, người dùng có thể sẽ được mời tham gia một cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng. Khi trả lời xong, người dùng sẽ có cơ hội nhận được một món quà miễn phí, nhưng phải cung cấp số thẻ tín dụng để thanh toán phí vận chuyển.
Để tránh bị đánh cắp thông tin, người dân nên bỏ qua những tin nhắn tương tự, không nhấp vào các liên kết đáng ngờ và không cung cấp thông tin cá nhân. Ngoài ra, người dùng điện thoại cũng có thể chặn số gửi tin nhắn đến, Theo sở cảnh sát trưởng Quận Cam cho biết trên Facebook.
Các quan chức thực thi pháp luật muốn người dân chia sẻ thông tin này với các thành viên cao tuổi trong gia đình hoặc hàng xóm của mình, những người mà họ cho rằng có thể dễ bị loại tội phạm này dụ dỗ hơn.
Viết bởi Long Pham (Việt Page News)
Dân Mỹ sẽ không thể có vắc xin Covid-19 cho tới 2021
Ngay cả trong trường hợp lạc quan nhất là các dự án vắc xin Covid-19 trở thành sự thật vào tháng 11/2020, đa phần công dân Mỹ sẽ không thể được tiêm chủng cho tới mùa xuân hoặc mùa hè năm sau.