Uy lực tên lửa mạnh nhất thế giới Mỹ "dằn mặt" Triều Tiên

Siêu tên lửa Minuteman III của Mỹ được đánh giá là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất thế giới, tầm bắn vượt trội và vượt qua mọi hệ thống phòng thủ hiện nay.

20:39 26/04/2017

Theo Military Today, quân đội Mỹ ngày 26.4 đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Minuteman III từ căn cứ không quân Vandenberg ở California để phô trương năng lực hạt nhân.

Việc Mỹ phóng thử tên lửa mạnh nhất thế giới diễn ra trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên có những dấu hiệu căng thẳng, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ thử hạt nhân lần 6 ở thời điểm thích hợp.

Tuy vậy, đại diện ban chỉ huy Không quân Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm đã được lên kế hoạch từ trước và không liên quan đến vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Tên lửa hạt nhân không thể đánh chặn

Tên lửa LGM-30 Minuteman nằm trong bộ 3 răn đe hạt nhân không thể thay thế của quân đội Mỹ, bên cạnh tên lửa Trident III trên tàu ngầm lớp Ohio và các vũ khí hạt nhân trang bị cho máy bay B-2 và B-52.

Phiên bản Minuteman III được phát triển năm 1966, khắc phục những nhược điểm của phiên bản I và II trước đó. Ngày nay, đây là mẫu ICBM mang đầu đạn hạt nhân duy nhất trong kho vũ khí của Mỹ.

Theo thông số quân đội Mỹ cung cấp, Minuteman III là loại tên lửa 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26 mét, tầm bay cao 1120km, tầm bắn 13.000km, tốc độ tối đa 28.000 km/giờ (khoảng 7km/giây).

Uy lực tên lửa mạnh nhất thế giới Mỹ "dằn mặt" Triều Tiên - 2

Một đợt bảo dưỡng tên lửa Minuteman III trong bệ phóng ngầm.

So với phiên bản RS-24 Yars tương đương của Nga, tên lửa Minuteman III có tầm bắn lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, độ tin cậy cao hơn, xứng đáng được đánh giá là loại tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới hiện nay.

Với tốc độ vượt trội, Minuteman III cũng là ICBM nhanh nhất thế giới, vượt qua mọi hệ thống đánh chặn tên lửa của đối phương. Nếu khai hỏa từ căn cứ không quân ở California, siêu tên lửa hạt nhân này cần khoảng 30 phút để đánh trúng mọi mục tiêu trên lãnh thổ Triều Tiên.

Minuteman III áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang một hoặc tối đa 3 đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87. Mỗi đầu đạn W87 có sức công phá tối đa 475 kiloton, gấp 31 lần quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến 2.

Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp định Cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START), ICBM Minuteman III chỉ được mang 1 đầu đạn duy nhất.

Đơn giá mỗi quả tên lửa Minuteman-III vào khoảng hơn 7 triệu USD. Mỹ hiện đang sở hữu khoảng 450 tên lửa đặt trong các hầm phóng rải rác tại 3 bang Wyoming, Bắc Dakota và Montana.

Quy trình phóng tên lửa phức tạp

Uy lực tên lửa mạnh nhất thế giới Mỹ "dằn mặt" Triều Tiên - 3

Một đợt phóng thử tên lửa Minuteman III của Mỹ.

Việc phóng tên lửa hạt nhân Minuteman III trong môi trường tác chiến thực tế không hề dễ dàng. Kíp điều khiển hai người phải thực hiện hàng chục bước xác thực trước khi phóng tên lửa.

Để được phép khai hỏa tổ hợp tên lửa hạt nhân chiến lược, các sĩ quan vận hành phải nhận lệnh trực tiếp từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là người duy nhất có quyền ra lệnh sử dụng kho vũ khí hạt nhân.

Mã xác thực sẽ được gửi từ vali hạt nhân luôn ở bên cạnh tổng thống Mỹ. Người vận hành sẽ phải so sánh thông điệp được gửi đến với bộ mã có sẵn. Chỉ khi các mã xác thực trùng khớp, quá trình khởi động tên lửa mới được bắt đầu.

Khi đó, kíp điều khiển hai người sẽ tiến hành hàng chục bước nhằm kích hoạt hệ thống tên lửa, nạp dữ liệu mục tiêu, bảo đảm khả năng vận hành của tên lửa.

Uy lực tên lửa mạnh nhất thế giới Mỹ "dằn mặt" Triều Tiên - 4

Mô phỏng cách binh sĩ Mỹ vặn chìa khóa khai hỏa tên lửa hạt nhân.

Để tên lửa có thể rời bệ phóng, mỗi người phải vặn hai chìa khóa của mình cùng lúc và giữ trong khoảng 5 giây. Các chìa khóa được đặt cách xa nhau, tránh việc một người có thể cùng lúc kích hoạt lệnh phóng.

Minuteman III được đánh giá là hệ thống ICBM có khả năng phản ứng nhanh nhất, đạt hiệu suất gần 100% trong tất cả các cuộc thử nghiệm từ trước đến nay. Ngay sau khi Tổng thống ra lệnh, tên lửa sẽ rời bệ phóng trong vòng dưới 5 phút.

Giới chức quân sự Mỹ đánh giá, LGM-30 Minuteman III có uy lực cực mạnh, nhưng vẫn có nhiều điểm hạn chế. Đáng kể nhất là việc tên lửa hạt nhân này chỉ có duy nhất phiên bản khai hỏa từ giếng phóng cố định.

Tên lửa Minuteman III của Mỹ rời bệ phóng trong một đợt phóng thử.

Trong khi đó, nhiều cường quốc hạt nhân khác, trong đó có Nga đều sử dụng các tổ hợp ICBM cơ động đặt trên các xe chuyên dụng có khả năng cơ động cao. Nếu chiến tranh hạt nhân toàn diện nổ ra, Mỹ có thể không kịp khai hỏa Minuteman III trước các đợt tấn công phủ đầu từ đối phương.

Dự kiến, phiên bản nâng cấp mang tên Minuteman IV sẽ được ra mắt vào cuối năm 2020. Đây là lời đáp trả của Mỹ trước việc Nga sẽ giới thiệu tên lửa đạn đạo RS-28 “Sarmat” vào năm sau, với những tính năng vượt trội hơn Minuteman III.

Nhức nhối 'văn hóa' súng đạn tại Mỹ

Nhức nhối "văn hóa" súng đạn tại Mỹ

Chicago đang đối diện với một thực trạng nhức nhối khi có tới hơn 1.000 người bị bắn tại thành phố lớn thứ ba của nước Mỹ này kể từ đầu năm đến nay.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất