Về hưu nhận lương gần 30 triệu đồng/tháng, người đàn ông vẫn "giả nghèo" sang nhà con trai, ai ngờ nhận được bài học đắt giá
Đến ngưỡng cửa trung niên, nếu không sở hữu những điều này thì cuộc sống vẫn khó an nhàn, thoải mái. Đó là bài học mà người đàn ông Trung Quốc này nhận ra ở tuổi 65.
09:42 09/06/2023
Trở lại lao động sau khi nghỉ hưu
Chú Triệu, người ở Quảng Châu, Trung Quốc, năm nay đã 65 tuổi. Chia sẻ câu chuyện cá nhân trên Toutiao, người đàn ông không ngờ rằng, bản thân lại phải đối mặt với tình cảnh khó xử như vậy trong nhà con trai.
Ở tuổi trung niên, chú Triệu đã bắt đầu nghỉ hưu. Tuy vậy, chú vẫn chưa thể tận hưởng cuộc sống an nhàn, thoải mái, mà vẫn phải tất bật lo toan vì vợ của chú thường xuyên đau ốm. Vì bị tật ở chân nên vợ chú hay phải nằm viện điều trị, chi phí rất cao.
Băn khoăn về tài chính, chú Triệu đã mấy lần gọi điện cho con trai nhưng đều không được. Vợ chú cũng khuyên, các con đều vất vả kiếm sống, còn phải nuôi gia đình, họ không nên gây thêm phiền nhiễu.
Thế là, sau khi nghỉ hưu, chú vẫn nhận công việc tư vấn viên cho công ty của một người bạn để kiếm thêm thu nhập. Ngoài lương hưu, chú nhận mỗi tháng hơn 6.000 NDT. Tổng thu nhập lên tới 9.000 NDT (tương đương 29,7 triệu đồng).
Chú Triệu rất vui, vốn dĩ muốn thông báo cho con trai biết, nhưng đột nhiên nhớ tới thái độ lạnh nhạt của con thời gian vừa qua, chú lại đặt điện thoại xuống.
Quay trở lại với công việc sau khi nghỉ hưu, chú Triệu hòa nhập rất nhanh với nhịp sống mới. Thu nhập tốt giúp chú dễ dàng chi trả những khoản phí điều trị cho vợ, trả các khoản vay mượn, đồng thời tự tiết kiệm. Kể từ lúc đó, hai vợ chồng chú cũng không nhận tiền phụng dưỡng của con trai nữa.
"Khoảng thời gian ấy trôi qua khá thuận lợi, cho đến khi, con dâu bỗng dò hỏi về lương hưu của tôi. Ban đầu, vợ tôi không nói gì. Sau đó, đến lượt con trai gọi điện, hỏi han gần chục phút đồng hồ, sau đó cũng muốn biết tiền hưu trí của tôi là bao nhiêu", chú Triệu nhớ lại.
"Tôi chỉ nói mình có 3.000 NDT lương hưu, nhưng không đề cập tới khoản thu nhập khác 6.000 NDT còn lại. Sau đó, có một sự thay đổi rõ ràng trong giọng điệu nói chuyện. Nó không còn nhiệt tình hỏi han, mà chỉ nhanh chóng tìm cớ cúp điện thoại", chú nói. "Lúc đó, tôi không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề."
Mãi đến nghỉ hè năm đó, chú Triệu bỗng nổi hứng, muốn lên thành phố thăm cháu trai. Chú mua ít quà bánh và đồ chơi cho cháu, rồi bắt xe tới nhà con trai.
Nhưng lúc đó, cô con dâu bảo rằng, con trai chú đang đi làm, các cháu đều đang đi học thêm, còn con dâu thì bận việc bếp núc. Sau đó, cô quay trở vào bếp, để chú ngồi một mình xem tivi ở phòng khách.
Mãi đến chiều tối, thấy con trai trở về, chú Triệu muốn trò chuyện hỏi thăm đôi lời. Nhưng chưa nói được vài ba câu, anh con trai đứng dậy nghe điện thoại hồi lâu, rồi bỏ lên tầng. Chú lại tiếp tục ngồi một mình.
Lúc này, con dâu ra hỏi chú có đói bụng không. Tưởng con dâu mời ở lại ăn cơm, chú định bụng từ chối, ai ngờ cô chỉ bảo sẽ nấu cho chú bát mì gói. Lúc này, chú Triệu thực sự tức giận và rất chạnh lòng. Chú nhận ra, không một ai trong ngôi nhà này muốn tiếp đón chú cả. Cả con trai và con dâu đều sợ chú tới để vay tiền, do đó người thì tránh mặt không gặp, người thì lạnh nhạt thấy rõ.
Trên đường trở về bệnh viện để chăm sóc vợ, chú Triệu chỉ thầm cảm thán, may là ông vẫn tự chủ về tài chính và có nhà riêng để về. Ở đời không nên quá dựa dẫm vào ai, kể cả con cái của mình.
Ảnh minh họa: Internet
Tuổi trung niên cần có 3 điều mới an nhàn
1. Có việc để làm
Ở tuổi trung niên, dù sức khỏe không còn dồi dào như thời trẻ nhưng vẫn nên có chuyện gì đó để bản thân tập trung và kiên trì. Không nhất thiết phải là làm việc kiếm tiền, mà có thể là tìm kiếm sở thích của riêng mình, tiếp tục làm phong phú thế giới nội tâm.
Những người đổ dồn tâm trí vào công việc cùng con cái thì chắc chắn đến một lúc nào đó, họ sẽ phải hụt hẫng vì hiện thực cuộc sống. Con cái không thể mãi ở bên cạnh, sức khỏe cũng dần xuống cấp theo năm tháng. Lúc này, họ không thể tránh khỏi cảm giác cô đơn và bất lực, thiếu hụt chỗ dựa tinh thần.
Vì vậy, người trung niên cần phải điều chỉnh tâm thái kịp thời, tìm thấy thứ mình yêu thích và có thể theo đuổi lâu dài.
2. Khoản tiền để tiêu
Trong cuộc sống, làm gì hay ở đâu cũng cần đến tiền. Mặc dù tiền không phải là toàn năng, nhưng không có tiền thì mọi thứ gần như bất lực.
Có không ít người nghĩ rằng, "nuôi con để sau này chúng phụng dưỡng mình". Do đó, họ đem tất cả tiền bạc đầu tư cho con cái với tư tưởng cuộc sống sau này nhờ vào con. Tuy nhiên, quyết định này rất mạo hiểm.
Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Do đó, song song với việc nuôi con dưỡng cái, hãy dành ra một khoản tiết kiệm cho cuộc sống về hưu dưỡng già an nhàn. Đây cũng là đường lui của bạn sau những nỗ lực trong quá khứ.
Trong tay có tiền, không cần miễn cưỡng làm những chuyện mình không thích, không cần phải lo lắng tuổi già không nơi nương tựa, cô đơn và ảm đạm.
3. Một ngôi nhà để an tâm trở về
Không nơi nào bình yên bằng nhà. Có nhà là có một nơi an yên, vững chãi để nghỉ chân.
Ở tuổi trung niên, nếu vẫn không có chốn về hay chỗ dừng chân, phải "ăn nhờ ở đậu", quả là điều bất an trong lòng. Không gì hơn một căn nhà để "che mưa che nắng", dẫu cơm canh đạm bạc nhưng lòng cũng bình yên vô vàn.
*Nguồn: Toutiao
Cơ ngơi hoành tráng của NS Hoài Linh bên Mỹ: Về già chỉ cần về đây nghỉ dưỡng là hết bài.
Hiếm lắm khán giả mới được tận mắt chứng kiến cơ ngơi hoành tráng của NS Hoài Linh bên Mỹ. Nhìn sơ qua căn biệt thự cũng có thể thấy độ rộng lớn và sang trọng, về già chỉ cần về đây nghỉ dưỡng là hết bài.