Về nhà sau khi du lịch Việt Nam, gia đình gốc Việt nhận hóa đơn hơn 13,000 đô

Một gia đình đến từ San Jose, Mỹ, thường xuyên có chuyến du lịch tới Việt Nam mỗi năm. Năm nay, họ tiếp tục trở lại Việt Nam và có khoảng thời gian đáng nhớ tại đây.

15:03 26/05/2023

Một gia đình người Mỹ giật mình khi nhận được hóa đơn thanh toán 13,470 USD cho nửa giờ lên mạng trong chuyến du lịch tới Việt Nam vừa qua.

Một gia đình đến từ San Jose, Mỹ, thường xuyên có chuyến du lịch tới Việt Nam mỗi năm. Năm nay, họ tiếp tục trở lại Việt Nam và có khoảng thời gian đáng nhớ tại đây.

  trở về, gia đình Mỹ

Nhưng khi trở về, điều không ngờ nhất đang chờ đón họ tại nhà - một tờ hóa đơn do T-Mobile gửi tới yêu cầu khách hàng cần thanh toán hơn 13,000 USD (hơn 300 triệu đồng) phí dữ liệu di động.

Điều này khiến gia đình cô Chung rất sốc. “Chúng tôi không sử dụng điện thoại và luôn để nó ở chế độ máy bay, làm sao điều này xảy ra được? Tôi gần như muốn ngất. Nó thậm chí còn tốn hơn cả một chuyến đi vừa rồi”, cô Chung lên tiếng.

"Tôi vô cùng bối rối và sợ hãi", Vivian Chung, người vừa trở lại California sau chuyến viếng thăm Việt Nam cùng với các con của cô cho biết. "13,000 USD là một số tiền khổng lồ. Nhưng tôi chẳng hề làm gì cả. Tôi thậm chí bật chế độ máy bay và cũng không thể dùng Internet trên máy bay".

Được biết, trước khi về Việt Nam, cả gia đình cô Chung thống nhất sẽ để điện thoại ở chế độ máy bay nhằm tránh phí chuyển vùng (data roaming). Tuy nhiên cậu con trai Nicholas Chung lại chơi game trên iPhone trong suốt chuyến bay về Việt Nam. Mặc dù vậy, cậu bé vẫn khẳng định chỉ chơi trò game offline trong vòng khoảng 30 phút. Quá bất ngờ trước hóa đơn phải trả, Nicholas Chung đã liên lạc với T-Mobile. Người đại diện của hãng cho biết, có thể cậu đã tải cả một bộ phim, bài hát hay một thứ gì đó, tuy nhiên, Nicholas phủ nhận. “Cháu rất sợ hãi vì số tiền hơn 13,000 USD quá lớn. Cháu không làm gì cả”.

Được biết, gia đình họ Chung sau đó đã tìm đến nhóm điều tra mang tên KGO, sau khi không thỏa thuận được về chi phí với nhà mạng T-Mobile.

Theo KGO, tất cả các chi phí Internet có thể đã phát sinh trên chiếc iPhone của cậu con trai Nicholas, và nghi ngờ cậu bé đã vô tình chuyển sang chế độ data roaming khoảng nửa giờ đồng hồ khi xuống máy bay.

Data Roaming là dịch vụ dành cho các khách du lịch khi tới một quốc gia nào đó nằm ngoài tầm phủ sóng của nhà mạng. Gói cước này cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ di động ở nước ngoài như gọi điện, nhắn tin và sử dụng Data dựa vào sóng tại địa phương, nhưng điểm trừ đó là chi phí rất đắt đỏ.

Nicholas kiên quyết khẳng định cậu bé chỉ chơi các trò chơi ngoại tuyến. Tuy nhiên sau khi KGO tiến hành phân tích dữ liệu, họ nhận thấy các ứng dụng di động của Nicholas mặc dù không yêu cầu kết nối Internet, nhưng vẫn sử dụng data để cập nhật phần mềm, làm mới mạng xã hội và gửi quảng cáo

Apple cũng từng khuyến cáo người dùng cần phải tắt mạng di động bên trong mục cài đặt để đảm bảo dữ liệu không được sử dụng, nhằm tránh gặp phải những trường hợp nêu trên.

Cuối cùng, sau những lần nói chuyện, T-Mobile đã giảm hóa đơn từ 13,470 USD xuống 3,800 USD. Tuy nhiên, gia đình cô Chung vẫn cho rằng, bất cứ khoản chi phí nào phải trả cũng không công bằng. Hiện gia đình vẫn đang tiếp tục làm việc với hãng để xin giảm hóa đơn.

Theo: Báo Úc

Tags:
Mọi đứa trẻ đều mong được sống như ở Phần Lan: Không trường chuyên lớp chọn, không so bì điểm số, giờ ra chơi là bất khả xâm phạm

Mọi đứa trẻ đều mong được sống như ở Phần Lan: Không trường chuyên lớp chọn, không so bì điểm số, giờ ra chơi là bất khả xâm phạm

Phần Lan là một quốc gia có nền giáo dục khá tiên tiến. Trong hệ thống tiêu chuẩn PISA của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), sát hạch các môn toán, khoa học, văn học với học sinh 15 tuổi, thì Phần Lan luôn đứng trong top vị trí đầu. Từ năm 2006, Phần Lan đã giữ ngôi vị đầu bảng và dù trồi sụt trong các năm sau đó nhưng hệ thống giáo dục tại đây vẫn thuộc hàng top trong các nước phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất