Vì sao 40 triệu người Mỹ vẫn sẽ bỏ phiếu cho ông Trump?
21:14 12/10/2016
Dù ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump liên tục vướng vào bê bối và bị “người nhà” thuộc đảng Cộng hòa “quay lưng” vì phát ngôn xúc phạm phụ nữ từ năm 2005 nhưng với khoảng 120 triệu cử tri sẽ bỏ phiếu vào ngày 8/11 tới.
Ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu tại thành phố Ambridge, bang Pennsylvania. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, có nhiều cử tri tại các bang miền Nam và khu vực vành đai công nghiệp (nhóm tiểu bang ở vùng Trung Tây Mỹ) vẫn đứng về phía ứng cử viên Trump bởi sự ủng hộ của ông này với luật sở hữu súng đạn và quan điểm về Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Sự ngưỡng mộ
Có một điều không thể phủ nhận là đạt được thành công rất lớn trong việc kinh doanh khi sở hữu khối tài sản “khủng” cùng nhiều tòa nhà chọc trời.
Hàng triệu người Mỹ tin rằng sự thành công trên thương trường của tỷ phú Trump sẽ mang lại sức mạnh tạo nhiều lợi thế cho họ. Giáo sư chính trị học tại Đại học Berkeley (bang ) Sean Gailmard phân tích tất cả là vì yếu tố việc làm và thu nhập do vậy nhiều cử tri tin rằng một tỷ phú sẽ là “nhà vô địch”.
Các thỏa thuận thương mại
Ông Trump thường xuyên gọi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được cựu Tổng thống Bill Clinton đặt bút ký là “thảm họa”. Tỷ phú 70 tuổi này còn đề nghị đặt thuế nhập khẩu 45% với hàng hóa Trung Quốc và khuyên ngăn các công ty Mỹ chuyển ra nước ngoài.
Diana Owen, Phó giáo sư tại Đại học Georgetown cho biết: “Ứng cử viên Trump đang đề cập đến các vấn đề thương mại, và dù đúng hay không thì ông ta vẫn nói rằng người Mỹ đang mất việc bởi các quốc gia khác”. Do vậy đối với những người đang gặp khó khăn trong công việc thì câu nói “nước ngoài đang được lợi từ chúng ta” và vấn đề thương mại sẽ đặc biệt khiến họ quan tâm.
Quan điểm bảo thủ
Ông Trump hiện đang nhận được ủng hộ từ Hiệp hội súng trường Mỹ (NRA) và Hội đồng Nghiên cứu Gia đình. Điều này khiến ông Geoffrey Skelley tại trung tâm chính trị ở Đại học Virgina nhận định rằng nhiều cử tri sẽ ủng hộ ứng cử viên Trump để trong trường hợp trở thành Tổng thống ông này sẽ chỉ định một thẩm phán quan điểm bảo thủ cho Tòa án Tối cao Mỹ.
Tòa án tối cao Mỹ luôn có 8 vị thẩm phán và 1 chánh án tại vị do vậy việc thẩm phán Antonin Scalia qua đời vào ngày 13/2 vừa qua trong chuyến đi săn ở đã để lại một chiếc ghế trống trong nhóm 9 huyền thoại. Các thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ được Tổng thống bổ nhiệm trọn đời cho nên người sẽ đảm nhận vị trí còn khuyết được các cử tri đặc biệt quan tâm.
Ngoài ra, vẫn có nhiều người Mỹ không bằng lòng với người nhập cư, do vậy quan điểm tăng cường an ninh biên giới, xây “Vạn lý trường thành” ở vùng giáp ranh với Mexico của ông Trump vẫn được một nhóm cử tri “gật đầu đồng ý”.
Đưa ra những điều khác biệt
Tỷ phú Trump không chỉ là doanh nhân mà còn là một người nổi tiếng khi thường xuất hiện trên truyền hình và các cuộc thi sắc đẹp do vậy ông này đã thay đổi hình ảnh truyền thống của một chính trị gia. Ứng cử viên Trump còn là nhân vật khiến các cử tri lớn tuổi “hoài niệm về quá khứ”.
Ông Skelley nhận xét rằng câu khẩu hiệu của ông Trump “Làm cho vĩ đại trở lại” đã phản ánh được “tâm sự” của nhiều cử tri đang lo lắng về tương lai và vị trí của họ tại xứ sở cờ hoa. Chính sự tiếp cận khác biệt đã làm đòn bẩy để ông Trump gặt hái thành công trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa.
Ông José Mujica, cựu Tổng thống Uruguay được cả thế giới ngưỡng mộ với lối sống giản dị, qua đời hôm 13/5, ở tuổi 89 sau thời gian chống chọi bệnh ung thư.
Chương trình EB5 được xem là một trong những con đường nhanh nhất để nhà đầu tư nước ngoài có được thẻ xanh Mỹ, thông qua việc đầu tư tạo việc làm cho người bản xứ. Tuy nhiên, sự hấp dẫn này lại đi kèm với không ít rủi ro – đặc biệt là rủi ro pháp lý khi chính sách bị sửa đổi. Những thay đổi bất ngờ từng khiến nhiều nhà đầu tư bị “kẹt” giữa những khoảng trống luật định.
Thống đốc California kêu gọi "giành lại đường phố, vỉa hè", nơi người vô gia cư dựng lều trại, đề xuất nội dung mẫu để các thành phố và hạt trong bang áp dụng lệnh cấm.