Vì sao người dân Mỹ đang rời New York để đến với vùng đất của những cao bồi như Dallas?
2 thành phố thu hút người Mỹ nhất là Dallas và Houston, trong khi đó dân số New York đang giảm xuống một cách nhanh chóng.
17:34 17/05/2017
New York có thể là một thánh địa văn hóa, tâm điểm của tài chính toàn cầu, và là một trong những thủ đô thời trang hàng đầu thế giới, nhưng nó lại đang thụt lùi trong một yếu tố chủ chốt khiến người Mỹ phải khăn gói và rời tới thành phố khác: Việc làm.
Theo phân tích của Brookings Institution công bố đầu tháng 5/2017, từ năm 2010 đến 2016, nhiều người Mỹ rời khỏi New York đến những nơi khác trong nước Mỹ hơn chiều ngược lại. Thành phố đã ‘thất thoát’ 900 000 cư dân do di dân trong nước, tổn thất lớn nhất bất kỳ khu vực đo thị lớn nào ở Mỹ phải chịu. Trong cùng thời gian đó, Dallas là thành phố được bổ sung số lượng cư dân lớn nhất, có lẽ nhiều người trong số đó từng sinh sống ở New York.
Thành phố Big Apple (New York) và Dallas (Big D) đại diện cho xu hướng hiện tại ở nước Mỹ: Người dân đang bỏ rơi các thành phố ven biển để di chuyển tới vùng Midwest nơi có giá bất động sản rẻ hơn và nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Theo Brookings, nếu không nhờ những người nhập cư nước ngoài, thì những thành phố đang phải trải qua cuộc di dân sẽ còn phải ghi nhận sự sụt giảm dân số còn rõ ràng hơn nữa.
Dallas cung cấp điều kiện kinh tế khá hấp dẫn cho việc tái định cư. Nền kinh tế của thành phố đã tăng trung bình 4%/năm kể từ năm 2011 đến năm 2015. Trong khí đó, con số này của New York chỉ là 1,3% ít ỏi.
Và trong khi nền kinh tế của New York lớn hơn 3 lần Dallas, thì trong vòng hơn 12 tháng trở lại đây, thành phố của bang Texas đã tạo ra thêm nhiều việc làm hơn. Thật vậy, Dallas là thành phố tạo ra nhiều việc làm nhất ở nước Mỹ trong tháng 3, tạo ra thêm 129 700 việc làm mới so với cùng kỳ năm ngoài. New York đứng ở vị trí thứ 2 về số lượng thô với 108 200 việc làm mới, nhưng tốc độ tăng thấp hơn rất nhiều (khoảng 1/3 so với Dallas).
Những việc làm mới ở Dallas một phần là nhờ nỗ lực có tính toán của các nhà phát triển kinh tế khu vực để thu hút các công ty tới từ các khu vực khác trong nước Mỹ, trong đó có các bộ phận của Toyota và Boeing, và trụ sở của Jamba Juice. Tuy nhiên, không phải lúc nào Dallas cũng là nam châm hút các tập đoàn. 16 năm trước, Boeing đã từ chối Dallas và chọn Chicago cho trụ sở mới, do những người điều hành công ty cho rằng Dallas là một nơi thiếu các hoạt động văn hóa.
Chính điều này đã thúc đẩy quá trình khôi phục khu buôn bán kinh doanh của thành phố bao gồm việc xây dựng không chỉ một mà tận 2 cây cầu mang tính biểu tượng của Santiago Calatrava, một nhà hát opera hoành tráng được thiết kế bởi công ty của kiến trúc sư nổi tiếng Norman Foster, và một công viên lớn ở gần một đường cao tốc không thu phí của Dallas, nơi thương xuyên tổ chức những buổi yoga và dạy nhảy châu Phi. Thành phố này thậm chí đã mở một chiến dịch PR mang tên “Những điều lớn lao xảy ra ở Dallas” thể hiện những nét đặc trưng nhất của thành phố cao bồi. Theo thị trưởng của Dallas, mục đích của chiến dịch này là để tăng sức hấp dẫn của thành phố.
Những thay đổi về cơ sở vật chất khiến cho khu trung tâm của Dallas tuyệt vời hơn rất nhiều. Nhưng chính những thay đổi nhỏ về văn hóa, một số do những cư dân mới mang lại, đã khiến cho Dallas trở nên hấp dẫn hơn đối với các chuyên gia quen với New York nhộn nhịp hoặc những cảnh quan tuyệt đẹp của vùng Vịnh.
Dallas đang cố gắng trông cậy vào nền văn hóa đang phát triển của nó để thu hút các millennials với một chiến dịch PR khác mang tên “Say Yes to Dallas”. Trong đó, thành phố Big D tự cho rằng nó là một thành phố hợp thời và tiến bộ. Nhưng có một thực tế là Dallas không thể làm gì khác về vị trí nằm ở bang Texas cực kỳ bảo thủ của nó.
Đầu tháng 5/2017, thống đốc đảng Cộng hòa Greg Abbott đã ký một đạo luật cấm “các thành phố trú ẩn” trong bang Texas – các thành phố theo đuổi chính sách bảo vệ người nhập cư không có giấy tờ. Abott cũng ủng hộ một dự luật cấm người chuyển giới sử dụng phòng tắm công cộng. Hạ viện Texas cũng vừa thông qua một dự luật khác, nếu được thượng viện chấp thuận và được thống đốc ký, sẽ cho phép các cơ quan phụ trách về con nuôi được phép từ chối cha mẹ nuôi dựa vào tôn giáo của họ. Những yếu tố này cũng hạn chế nhiều người di chuyển đến thành phố phía Nam này.
Tóm lại là du học Mỹ tốn chừng này tiền…
Mỹ là một quốc gia rộng lớn và điều này ảnh hưởng đến sự đa dạng về chi phí cuộc sống ở các tiểu bang khác nhau. Mỗi trường Đại học lại có một dấu ấn riêng, vì thế mỗi người sẽ có những kinh nghiệm du học khác nhau nếu học tại những ngôi trường khác nhau.