Vì sao ông Trump chọn 7 nước Hồi giáo cho lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đảo nghịch nhiều thành quả lao động của người tiền nhiệm Barack Obama, nhưng với quyết định gây tranh cãi nhất cho tới nay: cấm cửa cư dân 7 nước Hồi giáo vào Mỹ, ông lại đặt trọn niềm tin vào ông Obama.
17:03 02/02/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump đảo nghịch nhiều thành quả lao động của người tiền nhiệm Barack Obama, nhưng với quyết định gây tranh cãi nhất cho tới nay: cấm cửa cư dân 7 nước Hồi giáo vào Mỹ, ông lại đặt trọn niềm tin vào ông Obama.
Vì sao không phải là Ả Rập Xê Út?
Tại sao lại “chọn” 7 nước gồm Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen cho danh sách cấm nhập cảnh vào Mỹ mà không phải là những nước khác có người Hồi giáo chiếm đa số như Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ hay Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)?
Ở một đất nước mà mọi quyết định của tổng thống đều bị “soi mói tới cùng” như Mỹ, câu hỏi vì sao trong tình huống ầm ĩ này không thể nào không được đặt ra. Luật sư trưởng về các vấn đề đạo đức dưới thời cựu tổng thống George W. Bush, ông Richard Painter đặt vấn đề: “Somalia có tên trong danh sách nhưng Ả Rập Xê Út thì không. Người dân Somalia sẽ bảo đó là một quyết định tùy tiện. Còn một vấn đề nữa, người ta sẽ đặt câu hỏi đó có phải vì tổng thống làm ăn với Ả Rập Xê Út mà không làm ăn với Somalia hay không”.
Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề xung đột lợi ích lại được đưa ra ở đây. Trong danh sách các nước bị cấm cửa, không có một quốc gia nào mà Trump Organization – tập đoàn đồ sộ của tỉ phú Trump – đang làm ăn. Trong bản công khai tài chính mà công bố trong giai đoạn tranh cử tổng thống, ông khai báo có 2 công ty làm ăn ở Ai Cập, 8 công ty làm ăn ở Ả Rập Xê Út. Còn ở UAE, Trump Organization liên kết với một tỉ phú địa phương để xây dựng 2 sân golf.
Trong bối cảnh đó, Chánh văn phòng Reince Priebus đã lên tiếng bảo rằng danh sách 7 nước đã được và cựu tổng thống Obama chọn sẵn. Rồi ông thêm: “Điều này không có nghĩa những nước khác sẽ không bị thêm vào trong một sắc lệnh hành pháp sau đó”.
Sự chọn lựa của ông Obama
Quay lại với vai trò của cựu tổng thống Obama. Cựu tổng thống Obama cũng là người kịch liệt chống đối lệnh cấm nhập cảnh: ông tuyên bố chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở niềm tin, tôn giáo.
CNN dẫn lời Thư ký báo chí , ông Sean Spicer nói rõ rằng quyết định của chính quyền Obama là nền tảng cho việc xác định 7 nước Hồi giáo kể trên, bởi 7 nước này đã nằm trong danh sách “đất nước cần lo ngại” của chính quyền Obama.
Được biết hồi tháng 12.2015, Tổng thống Obama đã ký đạo luật áp đặt giới hạn chương trình miễn thị thực cho công dân các nước nằm trong danh sách được miễn thị thực vào Mỹ nhưng đã đến Iran, Iraq, Sudan hoặc Syria kể từ thời điểm tháng 3.2011. Hai tháng sau, thêm Libya, Somalia và Yemen bị bổ sung vào danh sách. Điều này có nghĩa công dân những nước trước đây được miễn thị thực nhập cảnh vào Mỹ nếu đã từng đến 7 nước đã nêu từ khoảng thời gian kể trên phải xin thị thực mới được vào Mỹ.
Ông Obama, không phải là !
Hãng truyền thông BBC giải thích quyết định trên của ông Obama được đưa ra sau cuộc tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) “trước tình trạng đe dọa tăng cao từ khủng bố nước ngoài”. 7 nước “lọt vào tầm ngắm” của ông Obama dựa trên tiêu chí là nơi đặt nền móng của tổ chức khủng bố với sự hiện diện của nhiều thành viên. Những nước bị xem là nơi trú ẩn an toàn của khủng bố cũng nằm trong danh sách của ông Obama.
Nhưng rõ ràng, chương trình của ông Obama hoàn toàn khác biệt với quyết định đầy tranh cãi của . Trong khi ông Obama chỉ giới hạn việc sử dụng quyền miễn thị thực thì cấm cửa luôn toàn bộ cư dân của 7 nước kể trên vào Mỹ trong vòng 90 ngày. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối trên toàn thế giới.
Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.