Vì sao Tổng thống Lincoln ấn định ngày Lễ Tạ ơn hàng năm cho nước Mỹ?

Vì sao từ một bữa tiệc ở thế kỷ 17, người dân Hoa Kỳ lại có ngày Lễ tạ ơn hàng năm vào tháng 11? Đó không đơn thuần chỉ là một lời nhắc nhở về những gian khó khốn cùng, mà còn được người dân Hoa Kỳ coi là nguồn gốc của sự thịnh vượng nơi được mệnh danh là miền đất hứa này.

22:30 27/11/2020

Thứ Năm của tuần thứ tư trong tháng 11 hàng năm là một ngày lễ quan trọng tại Hoa Kỳ với ý nghĩa tạ ơn Đức Chúa đã ban cho con người cuộc sống no đủ và an lành. Lễ Tạ ơn năm nay của Hoa Kỳ rơi vào ngày 23/11, trong khi người Canada lại chọn ngày Thứ Hai của tuần thứ 2 trong tháng 10 là Lễ Tạ ơn của mình.

Ít người biết rằng nguồn gốc ngày Lễ Tạ ơn của hai quốc gia nằm cạnh nhau này lại không hề giống nhau. Ngày Lễ Tạ ơn đầu tiên của Canada có từ năm 1578, và nó bắt nguồn từ chuyến đi tới Canada lần thứ ba của nhà thám hiểm Martin Frobisher. Trên đường đi ông đã gặp nhiều sóng gió vì thế sau khi cập bến Nunavut, ông đã tổ chức một bữa tiệc lớn để ăn mừng hành trình an toàn của mình. Trong khi đó Lễ Tạ ơn đầu tiên của người Mỹ diễn ra sau đó cả thế kỷ và với một câu chuyện hoàn toàn khác.

Lễ Tạ ơn đầu tiên trên đất Hoa Kỳ được coi là đã diễn ra tại khu thuộc địa Plymouth, bang Massachusetts ngày nay. Khoảng thế kỷ 16 – 17, một tộc người Pilgrim ở Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù nhiều năm, sau đó hoàng đế ép họ phải rời khỏi nước Anh. Họ tới định cư tại Hà Lan nhưng sớm nhận ra mình không thể hòa nhập và lo sợ con cháu của mình sẽ mất gốc. Một nhóm gồm 102 người đã rời khỏi Hà Lan để đến châu Mỹ trên một con thuyền mang tên Mayflower. Họ tới Massachusetts khi nơi đây đang là mùa đông giá lạnh (tháng 11 năm 1621), cùng với cái đói trong khi không đủ lương thực, một nửa trong số họ đã không qua nổi mùa đông khắc nghiệt.

Tuy nhiên những thổ dân da đỏ tốt bụng nơi đây đã dạy họ cách sinh tồn như trồng hoa màu, săn bắt… Khi người Pilgrims đã vực được dậy và có thể tự lo cho cuộc sống của mình, họ tổ chức một bữa tiệc để tạ ơn Thiên Chúa đã ở bên và gửi những người da đỏ tới cho mình. Họ mời những người da đỏ tham dự và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hàng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức Lễ Tạ ơn để cảm ơn những điều tốt đẹp đã đến trong cuộc sống.

Đó được cho là ngày Lễ Tạ ơn đầu tiên của những người Mỹ di dân, tuy nhiên mỗi nơi mỗi khác, ngày lễ này vẫn được tổ chức trên khắp đất nước nhưng không thống nhất về ngày cụ thể. Cho đến khi George Washington thoát khỏi cuộc bao vây ở thung lũng Forge trong cuộc chiến chống lại đế quốc Anh để giành độc lập cho Hoa Kỳ, ông đã công bố Lễ Tạ ơn toàn quốc đầu tiên của Hoa Kỳ là vào ngày 26 tháng 11 năm 1789.

Đến khi diễn ra cuộc nội chiến Nam Bắc, các tiểu bang miền Nam đòi ly khai, tổng thống Abraham Lincoln đã lấy ngày Lễ Tạ ơn để nhắc đến công ơn của các di dân Pilgrims đầu tiên dựng nên Hoa Kỳ. Ông làm tăng thêm ý nghĩa của dịp lễ năm 1863 và định ngày cho Lễ Tạ ơn hàng năm vào thứ Năm cuối cùng của tháng 11. Nhưng sau đó, Franklin Delano Roosevelt quy định lấy ngày thứ Năm của tuần lễ thứ 4 của tháng 11 làm ngày Lễ này.

Ngoài cuộc diễu hành Macy quy mô lớn được tổ chức hàng năm trong ngày này tại quảng trường Thời Đại với khoảng 50 triệu người theo dõi qua màn ảnh nhỏ và 3 triệu người xem trực tiếp trên phố, những bữa tối ấm cúng cầu kỳ với gà tây, các trận thi đấu bóng bầu dục thu hút, những đợt giảm giá kỷ lục cùa hầu hết các mặt hàng… Ngày Lễ Tạ ơn còn mang một ý nghĩa vô cùng to lớn khi mọi người dân Hoa Kỳ nhìn lại cuộc sống, trân trọng và cảm ơn vì những ân huệ Chúa đã ban tặng cho mình.

Vì sao từ một bữa tiệc của một nhóm nhỏ những người di dân lại trở thành một trông những ngày quốc lễ lớn nhất của đất nước hùng mạnh nhất thế giới? Bởi nước Mỹ lập quốc trong khó khăn, gian khổ, những gì họ gây dựng được là một điều họ không dám tưởng tượng ra, và họ tin tất cả đều là được Thượng Đế an bài.

Ngay cả trong cảnh nội chiến tương tàn, khi Lễ Tạ ơn được nhắc đến, người Mỹ dù ở chiến tuyến nào cũng đều hướng về những năm tháng gian khổ đầu tiên của tổ tiên. Trong cuộc chiến giành độc lập từ người Anh, Lễ Tạ ơn lại một lần nữa được dùng để tập trung sức mạnh dân tộc và tạ ơn Chúa vì đã đem tự do cùng miền đất hứa đến cho họ.

Không phải không có lý do khi sau rất nhiều tranh luận, tiêu ngữ quốc gia của đất nước này được in trên mỗi đồng đô-la được giữ nguyên là “In God, We Trust” – (tạm dịch: Chúng ta tin vào Chúa). Bản tuyên thệ dưới cờ cũng có cụm từ “One Nation, Under God” (tạm dịch: Một quốc gia dưới Chúa). Và đất nước này còn có “Bữa sáng cầu nguyện toàn quốc” được tổ chức hàng năm vào ngày Thứ Năm đầu tiên của tháng 2 tại Washington, D.C.

Trong mắt người dân Hoa Kỳ, họ là con dân của Chúa. Đất nước được thành lập dựa trên cơ sở: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Nhân dân không thuộc về chính phủ mà thuộc về Chúa. Chính phủ không phải là khái niệm cao cả và quyền lực nhất, Chúa mới là người quyền lực nhất. Tổng thống Donald Trump trong bài phát biểu nhân ngày Độc lập đã nhấn mạnh: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa”.

Và vì Chúa đã giúp nước Mỹ, người dân Mỹ, nên bày tỏ lòng biết ơn là điều ai ai cũng phải làm, là điều gắn kết họ với Chúa và những ân điển tốt lành của Ngài. Trong Kinh Thánh có viết: “Hãy dư dật trong sự cảm ân” (Colossians 2: 7)bởi vì:

Người biết ơn sẽ lại được ban thêm ân huệ và không bao giờ bị chệch hướng bởi những ảo tưởng vĩ cuồng về những gì đã đạt được.

Trong Phúc Âm Luca 17: 11-19, có ghi chép lại việc Chúa Jesus chữa lành cho 10 người bị bệnh phong trên đường tới Jerusalem. Trong khi Ngài đi dọc biên giới giữa Samaria và Galilee, mười người đàn ông mắc bệnh phong đứng từ xa hướng tới và kêu lớn tiếng, “Chúa Jesus, xin Ngài thương hại chúng tôi!”. Chúa Jesus đã chữa lành cho họ và chỉ có một người quay lại, quỳ xuống cảm tạ. Chúa Jesus đã nói rằng: “Đứng dậy và đi đi, đức tin của ngươi đã cứu ngươi”. Ngài đã không nói rằng “Quyền năng của ta đã cứu ngươi”, bởi con người chỉ được cữu rỗi thật sự khi họ có niềm tin và lòng biết ơn.

Đức Chúa Jesus hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những vị Giác Giả xuống đây cứu giúp loài người, họ thuyết giảng và truyền đi những bài học của mình, trải ra con đường cho con người dần nhận thức được việc tu tâm dưỡng tính, trở thành người tốt là cách duy nhất để trở về nơi cao xa kia. Vì thế Chúa hay Phật không cần lời cảm ơn của bạn, không cần bạn phải bày tỏ lòng biết ơn. Người cần nó hơn cả là chính bạn, bởi nếu vô ơn và tự nhận mọi thứ mình có được là nhờ nỗ lực của bản thân thì bạn đã đang xa rời con đường có thể đưa mình trở về, đắm chìm trong ảo tưởng về năng lực bản thân và thiếu cả đạo đức cơ bản về sự trân trọng những gì người khác mang tới cho mình.

Chín người được chữa khỏi bệnh phong kia dù có khỏi bệnh nhưng trong tâm hồn họ vẫn chưa được chữa lành. Chính vì thế, bức tranh mô tả lại việc Chúa Jesus chữa bệnh cho 10 người phong đã vẽ 9 người còn lại vẫn còn những vết lở loét trên thân.

Sự biết ơn sẽ là yếu tố cuối cùng để triển hiện thần tích, là minh chứng rằng con người có xứng đáng được cứu giúp hay không. Chính vì thế đây là lý do tại sao Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln đã ấn định ngày Lễ Tạ ơn hàng năm ở đất nước mà sự hình thành và thịnh vượng của nó vốn đã như một phép màu.

Nhưng sự trân trọng những điều tốt đẹp đã đến trong cuộc đời mỗi con người không phải chỉ có thể giới hạn ở một Lễ Tạ ơn hàng năm, con người cần hình thành lối sống tạ ơn ở trong từng niệm, từng hành động của mình.

Chúng ta phải biết ơn thiên nhiên đã mang tới lương thực, không khí, những nguồn sống cơ bản cho con người; Biết ơn người đã mang tới những điều tốt đẹp cho chúng ta và biết ơn cả những người mang tới những đau khổ cho chúng ta. Bởi trong đau khổ và phiền lòng, chúng ta nhìn ra những thiếu sót của bản thân, khắc phục nó và vươn lên cao lớn hơn, tự tại hơn, hạnh phúc hơn.

Lễ Tạ ơn là một truyền thống đẹp của người Mỹ, nhưng nó cũng là để nhắc nhở chúng ta thông điệp về đức tin và sự trân trọng, cảm ân đối với những gì đang có.

Tags:
Đường quay lại Nhà Trắng của Tổng thống Trump năm 2024 bỗng gặp trở ngại không ai ngờ tới

Đường quay lại Nhà Trắng của Tổng thống Trump năm 2024 bỗng gặp trở ngại không ai ngờ tới

Trong trường hợp không thể đảo ngược kết quả bầu cử như mong muốn, Tổng thống Trump đã úp mở ý định sẽ ra tranh cử tiếp vào năm 2024. Tuy nhiên, đường trở lại Nhà Trắng của ông bỗng nhiên gặp một “chướng ngại vật” không ai ngờ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất