Vì sao Trung Quốc cấm chiến hạm Mỹ cập cảng?

Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử ở Hồng Kông là hai lí do khiến Trung Quốc không cho chiến hạm Mỹ cập cảng.

11:00 30/08/2019

Trung Quốc đáp trả căng thẳng thương mại và biểu tình ở Hồng Kông

Việc Trung Quốc không muốn nhìn thấy tàu chiến Mỹ trong cảng của họ đã được đại diện ẩn danh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ với Reuters. Nguồn tin này nói rằng, một tàu khu trục Mỹ được cho là sẽ đến Thanh Đảo vào hôm 25/8 nhưng đã bị Bắc Kinh từ chối.

Lần cuối cùng một chiến hạm Mỹ cập cảng Trung Quốc là tàu khu trục Mỹ Benfold ghé thăm cảng Thanh Đảo vào năm 2016.

Đầu tháng này, Trung Quốc cũng từ chối lời yêu cầu của hai tàu chiến Mỹ, không cho phép vào cảng Hồng Kông. Trước đó, chuyến thăm của tàu đổ bộ đổ bộ USS Green Bay (LPD-20) đã được lên kế hoạch vào ngày 17 tháng 8, còn tuần dương hạm tên lửa USS Lake Erie (CG-70) chuẩn bị ghé thăm cảng Hồng Kông vào tháng 9.

Trong cả hai trường hợp, giới quân sự Mỹ đều không nêu lý do tại sao Trung Quốc đóng cửa các cảng của họ đối với các tàu quân sự Mỹ.

Trong khi đó, các chuyên gia được Sputnik tham khảo ý kiến đều coi đây là phản ứng của Bắc Kinh đối với cuộc chiến thương mại kéo dài – một cuộc chiến mà Hoa Kỳ đang gặt hái lợi ích trước sự khốn khó của Trung Quốc và một phần là do việc người Mỹ đang kích động cuộc “cách mạng màu” ở Hồng Kông.

Chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Phục Đán Thượng Hải, Zhang Jiadong cho rằng, có hai lý do cho việc này.

Thứ nhất là vấn đề này xuất phát từ những căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ về thương mại. Ngoài ra, giới quân sự Lầu Năm Góc cũng đã bày tỏ mối đe dọa lớn đối với Trung Quốc, điều này cũng làm bầu không khí quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trở nên xấu đi trầm trọng.

Nhìn chung, việc tàu của các nước có các chuyến thăm lẫn nhau là một biện pháp xây dựng lòng tin trong lĩnh vực quân sự, nhưng rõ ràng là trong tình trạng quan hệ Trung-Mỹ hiện nay, chúng không thể phù hợp.

Ông Zhang Jiadong cho rằng, vì lý do này, không chỉ Trung Quốc, mà bất kỳ quốc gia nào khác cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự (về việc hủy yêu cầu, không cho phép tàu chiến đối phương vào cảng). Đây là một thông lệ thường thấy trên thế giới.

Thứ hai là quyết định này của phía Trung Quốc cũng có liên quan đến tình hình leo thang căng thẳng ở Hồng Kông. Mỹ hiện đang công khai can thiệp vào tình hình ở hòn đảo này. Tất nhiên, họ đã làm điều này trước đây, chỉ là không quá rõ ràng và thô thiển.

Ảnh hưởng nhất định của một quốc gia đối với tình hình ở quốc gia khác không phải là trường hợp cá biệt trong thông lệ quốc tế, nhưng khi nó ở quy mô như vậy, điều này cho thấy sự thay đổi căn bản trong chính sách đối ngoại đối với đối tác của mình.

trung-quoc-cam-tau-my-cap-cang-thanh-dao_291839813

Trung Quốc đã cấm chiến hạm Mỹ cập cảng Thanh Đảo và Hồng Kông

Trung-Mỹ có thể đóng băng liên lạc quân sự

Thiếu tướng Nga về hưu Pavel Zolotarev cũng đã bình luận về động cơ khiến Trung Quốc từ chối yêu cầu tàu Hải quân Hoa Kỳ nhập cảng Thanh Đảo. Chuyên gia Nga cũng nêu lên lí do là cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và sự can thiệp của Mỹ vào các sự kiện ở Hồng Kông.

Tổ hợp lớn của các vấn đề hiện đã được tích lũy trong quan hệ Trung-Mỹ, chuyên gia Pavel Zolotarev nhận xét.

Mâu thuẫn kinh tế, ngày càng trở nên trầm trọng hơn sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền ở Nhà Trắng, khiến Trung Quốc đã có phản ứng đáp trả. Sự can thiệp vào tình hình ở Hồng Kông có thể là một lý do khác khiến Trung Quốc từ chối không cho phép tàu Mỹ đến cảng của họ.

 Vì vậy, hành vi vô trách nhiệm của người Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại và can thiệp không thể chối cãi vào các vấn đề nội bộ đã gây ra sự bất mãn rõ ràng của phía Trung Quốc và dẫn đến phản ứng đáp trả.

Dù sao chăng nữa, Trung Quốc, bằng phản ứng của mình trước hành động của Hoa Kỳ, thực sự đã chế ngự tham vọng hải quân của Washington. Một câu hỏi khó trả lời đặt ra ở đây là liệu Mỹ có thể phản ứng ngược như vậy đối với Trung Quốc?

Chuyên gia Pavel Zolotarev nhấn mạnh, người Mỹ có thể cho phép mình rất nhiều thứ, vì cho đến nay họ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới về tiềm năng kinh tế, chính trị, thông tin. Một điều nữa là tất cả phụ thuộc vào mức độ hợp lý của các quyết định được đưa ra. Thừa thãi sức mạnh, như tục ngữ Nga nói: “Có sức mạnh, không cần trí tuệ” nên đôi khi, quyết định đưa ra không phải là khả năng tối ưu.

Không phải ngẫu nhiên mà Churchill từng nói rằng, người Mỹ luôn đưa ra quyết định đúng đắn sau khi họ đã thử tất cả những cái sai. Vì vậy, không có gì có thể loại trừ từ phía Mỹ, kể cả các biện pháp trả đũa đối xứng.

Quan hệ quân sự Trung-Mỹ ngày nay hầu như bị đẩy lùi về điểm thấp nhất trong những năm gần đây. Tình hình xung quanh các chuyến thăm thất bại của tàu chiến Mỹ tới các cảng Trung Quốc một lần nữa khẳng định điều này và có khả năng sẽ có tác động tiêu cực đến liên hệ và trao đổi theo đường quân sự trong tương lai.

Ngoài ra, kế hoạch tiềm năng của Mỹ triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau khi rút khỏi INF, thậm chí sẽ dẫn tới sự đóng băng tất cả mọi liên lạc quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ trong nhiều năm, chuyên gia Nga dự đoán.

Theo Dat Viet

Tags:
Chân dung nữ CEO tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ

Chân dung nữ CEO tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ

Đã từ lâu khi nói về sức mạnh trong ngành công nghiệp ô tô, đại từ “cô ấy” hay “của cô ấy” chỉ được dùng để nói về một chiếc xe hay động cơ xe, chứ chưa bao giờ được dùng để nói về một người phụ nữ thực sự.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất