Vị trí giúp dưỡng và thải độc cho gan, thận… nhưng đang bị đối xử "ngược đãi" nhất

Đôi bàn chân được ví như là lá gan, quả thận, trái tim… thứ hai của cơ thể. Tuy nhiên, cơ quan này lại rất ít được chúng ta chăm chút đến.

14:00 05/08/2021

Giữ bàn chân tốt bạn để khỏe mạnh

Theo Th.BS Dương Văn Tâm, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đôi bàn chân có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng lại ít được quan tâm nhất. Mọi người chú ý giữ sức khỏe toàn cơ thể, nhưng thường bỏ qua đôi bàn chân.

Cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều khẳng định vai trò rất quan trọng của đôi bàn chân. Mỗi bàn chân có chứa rất nhiều dây thần kinh và rất nhiều mạch máu liên kết đến tim, cột sống, não, gan, thận…

"Chân, lòng bàn chân và đặc biệt dưới lòng bàn chân là tập hợp thu nhỏ của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Các huyệt đạo ở chân có môi liên hệ mật thiết với các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Bàn chân còn được ví là trái tim thứ hai của cơ thể", bác sĩ Tâm nói.

Thận có mối quan hệ với lòng bàn chân, nhất là huyệt dũng tuyền. Huyệt này, nằm ở gan bàn chân, vị trí ở giữa gan bàn chân khoảng 1/3 về phía trước.

"Huyệt dũng tuyền đi từ lòng bàn chân lên thận, có dụng dưỡng thận, thải độc thận và điều hòa cơ thể. Vào buổi sáng khi ngủ dậy day, ấn huyệt này nhẹ nhàng khoảng 5 phút sẽ rất tốt cho thận" bác sĩ Tâm cho biết.

Ngoài ra, người bị đầy hơi, khó tiêu có thể bấm vào huyệt ở mu ngón chân thứ hai. Gan, tỳ có liên quan tới ngón chân cái và ngón chân thứ 4. Xoa bóp các ngón chân này sẽ điều trị tốt chứng táo bón và đau lưng.

Bác sĩ Tâm khuyến cáo: "Vào mùa đông nhiều người không giữ ấm đôi bàn chân, dễ bị thâm nhiễm lạnh. Nếu như bàn chân bi thâm nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ cơ quan trong cơ thể, lục phủ, ngũ tạng.

Ví dụ, người để chân bị lạnh qua đêm sẽ dẫn tới thận bị tổn thương, tỳ dương hư sáng sớm ngủ dậy sẽ đau quặn bụng, đi ngoài tiêu chảy".

Vị trí giúp dưỡng và thải độc cho gan, thận… nhưng đang bị đối xử ngược đãi nhất - Ảnh 1.

Lòng bàn chân thu nhỏ các cơ quan trong cơ thể, ảnh minh họa.

Các chăm sóc đôi bàn chân để giữ gìn sức khỏe

Bác sĩ Tâm cho biết nếu chú ý đến chăm sóc đôi bàn chân sẽ giúp cho các cơ quan bên trong cơ thể sẽ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật.

Cách xoa bóp bàn chân như sau: Đối với mu bàn chân, đặt một chân lên ghế, dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân trong khi đó tay kia xoa dọc theo khớp cổ chân khoảng 25-30 lần.

Dùng các ngón tay bóp nhẹ nhàng các ngón chân, day kẽ ngón chân làm khoảng 5 phút. Làm hết chân phải nên chuyển sang chân trái.

Đối với gan bàn chân, đặt một chân lên đầu gối chân kia. Xoa bóp lòng bàn chân và trà xát dọc theo bàn chân khoảng 20 – 30 lần. Tăng dần độ mạnh trà xát để làm ấm lòng bàn chân.

Sử dụng hai ngón tay, cái và ngón trỏ vừa bóp vừa nắm các ngón chân rồi xoa bóp cả bàn chân dần dần xuống gót trong 5 phút.

Nếu không có thời gian xoa bóp lòng bàn chân có thể thực hiện đi chân trần trên sỏi nhỏ.

Theo bác sĩ Tâm vào buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm nấu với gừng, lá lốt, lá gừng, lá lốt, lá tre, muối… hoặc kết hợp nhiều loại với nhau.

Ngâm chân có tác dụng điều trị các bệnh về viêm thấp khớp, tê thấp, tê bì chân. Ngân chân trước khi đi ngủ sẽ giúp cho bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Nguồn: Trí thức trẻ

Tags:
Dạo 1 vòng chợ mạng nước ngoài, liệu bạn sẽ tốn bao nhiêu tiền cho 1 bữa cơm Việt?

Dạo 1 vòng chợ mạng nước ngoài, liệu bạn sẽ tốn bao nhiêu tiền cho 1 bữa cơm Việt?

Kể cả bạn chỉ ăn cơm với rau và mắm thì khoản tiền phải chi cũng khá cao đấy!

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất