Vỡ òa với bài phát biểu chống xâm hại tình du.c của Oprah Winfrey

Tại lễ trao giải Quả Cầu Vàng 2018 ngày 8/1, sau khi nhận nhận giải Thành tựu trọn đời Cecil B. DeMille, Nữ hoàng truyền thông nước Mỹ Oprah Winfrey với bài phát biểu nữ quyền tố cáo nạn xâm hại tình dục đã chạm đến trái tim nhiều người.

13:30 10/01/2018

Lễ trao giải Quả Cầu Vàng 2018 vừa diễn ra ở Los Angeles (Mỹ) trong không khí sôi sục của phong trào chống lại nạn xâm hại tình dục, đấu tranh đòi nữ quyền như Me Too (Tôi cũng vậy) hay Time’s Up (Đã đến lúc). Tất cả báo giới đều nhận định rằng Giải Quả Cầu Vàng năm nay phản ánh cơn thịnh nộ và sức mạnh của nữ giới.

Hưởng ứng lời kêu gọi của phong trào Time’s Up, hầu hết minh tinh và tài tử lên thảm đỏ với trang phục đen – dấu hiệu của sự đoàn kết tinh thần, luôn ở bên các nạn nhân bị quấy rối tình dục và bạo lực. Khi lên sân khấu, các ngôi sao cũng tranh thủ sự ảnh hưởng để cất lên tiếng nói về nữ quyền.

Các nghệ sĩ mặc đồ đen hưởng ứng lời kêu gọi của phong trào Time’s Up

Nổi bật hơn cả là Nữ hoàng truyền thông nước Mỹ Oprah Winfrey xuất hiện trong trang phục đen với chiếc cúp giải Thành tựu trọn đời Cecil B. DeMille danh giá. Bà xúc động lên tiếng đề cập đến vấn nạn xâm hại tình dục phụ nữ trên toàn thế giới trong bài phát biểu dài 9 phút với lời lẽ đanh thép, truyền cảm hứng khiến tất cả người nghe vỡ òa trong xúc cảm. Theo bà, “Thời khắc của họ đã đến”: Đó là thời khắc mà người phụ nữ mạnh mẽ đẩy lùi mọi bất công, kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như câu chuyện về các vụ xâm hại tình dục tại Hollywood hay bất kỳ nơi nào trên thế giới cần phải được đưa ra ánh sáng.

Nữ hoàng truyền thông nước Mỹ Oprah Winfrey

Dưới đây là bài phát biểu đầy xúc động của bà Oprah Winfrey:

“Năm 1964, khi còn là một cô bé, tôi cùng mẹ ở Milwaukee để xem Anne Bancroft trao giải “Nam diễn viên xuất sắc nhất” Oscar lần thứ 36. Cô mở phong bì và nói 5 từ làm nên lịch sử: “Người chiến thắng là Sidney Poitier”. Bước lên sân khấu là người đàn ông lịch lãm nhất mà tôi từng thấy. Caravat của ông màu trắng, da ông màu đen và ông nhận vô số lời chúc mừng. Tôi chưa bao giờ thấy một người da đen được tán dương, ca ngợi như vậy trước đây. Tôi đã cố gắng nhiều lần để giải thích khoảnh khắc đó có ý nghĩa ra sao đối với một đứa trẻ như tôi đang ngồi trên chiếc ghế sờn rách để xem chương trình khi mẹ trở về sau một ngày làm lao công khổ nhọc xương khớp mỏi nhừ. Tất cả những gì tôi làm là lặp lại lời thoại của Sidney trong bộ phim Lily of the Field: “Amen, amen, amen, amen”.

Năm 1982, Sidney nhận được giải Cống hiến trọn đời ở Lễ trao giải Quả Cầu Vàng, cũng giống như tôi bây giờ, trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên được trao giải thưởng này. Đây là một vinh dự và cũng là một đặc ân để tôi chia sẻ buổi tối ngày hôm nay với tất cả những người đàn ông và phụ nữ phi thường đã truyền cảm hứng cho tôi, thách thức tôi, nâng đỡ tôi và giúp cho cuộc hành trình của tôi có thể đi xa đến vậy. Dennis Swanson là người đã trao cho tôi một cơ hội trong bộ phim AM Chicago. Người đã nhìn thấy tôi trong một chương trình và nói với Steven Spielberg rằng cô ấy là Sophia của The Color Purple. Gayle người bạn của tôi và Stedman, người truyền cảm hứng cho tôi.

Tôi muốn cảm ơn Hiệp hội Báo chí nước ngoài ở Hollywood… Tôi muốn nói rằng tôi đánh giá cao báo chí nhiều hơn bao giờ vì báo chí đã sử dụng ngòi bút như công cụ quyền lực để nói lên sự thật về nạn xâm hại tình dục. Tôi cũng đặc biệt tự hào và được truyền cảm hứng khi nhìn thấy những người phụ nữ đủ mạnh mẽ để chia sẻ những câu chuyện riêng tư của họ. Tất cả mọi người trong khán phòng ngày hôm nay đều đáng được ca ngợi vì những câu chuyện chúng ta đã kể. Năm nay tất cả chúng ta đều trở thành một phần của lịch sử.

Oprah Winfrey phát biểu đầy xúc động

Câu chuyện này không chỉ có sức ảnh hưởng với mỗi ngành công nghiệp giải trí. Nó bao trùm lên mọi nền văn hóa, địa lý, chủng tộc, tôn giáo, chính trị và nơi làm việc. Tôi muốn dành đêm nay để bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả những người phụ nữ đã trải qua nhiều năm bị xâm hại như mẹ tôi vì đã nuôi nấng các con, lo toan các khoản học phí và và ủng hộ chúng theo đuổi ước mơ. Họ là những phụ nữ mà chúng ta không biết tên. Họ là những người công nhân và nông dân. Họ đang làm việc trong các công xưởng, nhà hàng hoặc đang làm trong lĩnh vực giáo dục, xây dựng, y học và khoa học. Họ là một phần của thế giới công nghệ, chính trị và kinh doanh. Họ là vận động viên của chúng tôi trong Thế vận hội, là người lính trong các cuộc chiến…

Còn có một người khác nữa, Recy Taylor, một cái tên tôi biết và bạn cũng nên biết. Năm 1944, Recy Taylor lúc đó là một người mẹ trẻ đang đi bộ về nhà sau buổi lễ nhà thờ tại Abbeville, Alabama. Trên đường về, cô đã bị 6 người đàn ông da trắng có vũ trang bắt cóc và hãm hiếp rồi bị vứt bỏ lại bên vệ đường. Họ dọa sẽ giết Recy nếu cô nói với bất cứ ai nhưng câu chuyện của cô đã được nhà hoạt đông động nhân quyền Rosa Parks báo cáo cho NAACP. Rosa Park đã điều tra về vụ việc của Recy và đồng hành cùng cô trên con đường tìm kiếm công lý. Tuy nhiên, công lý không phải là lựa chọn trong kỷ nguyên của Jim Crow. Những người đàn ông hành hạ Recy không bao giờ bị phán tội. Recy Taylor đã qua đời 10 ngày sau sinh nhật lần thứ 98 của cô. Cô sống một cuộc đời đầy đau đớn hơn bất kỳ ai trong chúng ta, trong một nền văn hóa bị phá vỡ bởi những người đàn ông quyền lực và tàn nhẫn. Trong một thời gian dài, vì sức mạnh của những người đàn ông đó, phụ nữ không được lắng nghe hay tin tưởng nếu họ dám nói sự thật.

Thế nhưng, thời điểm của họ đã đến. Tôi chỉ hy vọng rằng Recy Taylor – người phụ nữ đã chết ấy – có thể nói lên sự thật của mình, giống như sự thật của rất nhiều phụ nữ khác đang bị tra tấn trong những năm đó và thậm chí bây giờ cũng đang bị hành hạ. Đó là một nơi nào đó trong trái tim của Rosa Parks gần 11 năm sau đấy khi cô quyết định ở lại trên chiếc xe buýt ở Montgomery và ở đây với tất cả những người phụ nữ đã chọn lên tiếng: “Tôi cũng vậy!” (Me too). Tôi cầu mong mỗi người, mỗi người đàn ông đã chọn cách lắng nghe.

Phút xúc động của bà Oprah Winfrey

Trong sự nghiệp của tôi, những gì tôi đã cố gắng hết mình dù là trên truyền hình hay qua điện ảnh, là nói về những điều mà nam nữ thực sự đã cư xử ra sao, để nói chúng ta cảm thấy xấu hổ như thế nào, chúng ta yêu mến và cách chúng ta nổi giận, chúng ta thất bại như thế nào, cách chúng ta rút lui, kiên nhẫn và cách chúng ta vượt qua mọi điều. Tôi đã phỏng vấn và chứng kiến những người đã chịu đựng những điều xấu xa nhất mà cuộc đời ném vào họ nhưng họ vẫn hướng đến một buổi sáng tươi sáng, xa rời những đêm dài tăm tối.

Vì vậy, tôi muốn tất cả các cô gái đang xem chương trình ở đây, bây giờ, biết rằng một ngày mới chính là đường chân trời! Ngày mới sẽ xuất hiện ánh bình minh sáng chói bởi có rất nhiều phụ nữ tuyệt vời, nhiều người trong số họ đang ở đây trong hội trường này và một số người đàn ông dám chiến đấu để lên tiếng: “Tôi cũng vậy!”.

Theo PNVN

Tags:
Em ơi, đừng ‘hám’ Việt kiều…

Em ơi, đừng ‘hám’ Việt kiều…

“Em ơi, đừng hám Việt kiều…” nói ra câu này nghe đau lòng quá, mà chắc cũng đụng… mạnh nữa, chứ không phải chỉ “chạm” không thôi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất