Vụ cha mẹ chạy trường ‘vạch trần b,ất cô,ng xã hội Mỹ’

Các nhà bình luận và khoa bảng ở Mỹ, Anh tiếp tục nói về "huyền thoại bình đẳng" trong xã hội Mỹ nhân sự kiện một đường dây giúp cha mẹ chạy trường đại học ở Mỹ bị phát hiện.

01:00 24/03/2019

Felicity Huffman and Lori Loughlin

Hôm 12/3, FBI loan báo điệp vụ Varsity Blues đã truy tố 50 người vì hối lộ, rửa tiền, dàn xếp cho con cái vào các đại học lớn của Mỹ.

Đây được xem là bê bối chạy đại học lớn nhất bị phát hiện trong lịch sử Hoa Kỳ.

Wendell Nii Laryea Adjetey, giảng viên (lecturer) khoa lịch sử của đại học Harvard, nói khẩu hiệu ủng hộ hiền tài rất phổ biến trong giới tinh hoa Bắc Mỹ.

Đó là quan điểm rằng xã hội cần phân bổ tài nguyên và quyền lực theo đúng tài năng và trí thông minh của con người.

Nhưng "tưởng tượng lập kỷ lục chạy 100 mét trong khi thực ra bắt đầu chạy từ điểm 70 mét và đổ lỗi cho người khác sao chạy kém vậy," Wendell Nii Laryea Adjetey châm biếm trên báo The Globe and Mail hôm 14/3.

Ông viết: "Tại Mỹ, bản chất khắc nghiệt của việc tuyển vào đại học, và tâm lý một mất một còn của cha mẹ và sinh viên, những người tin tưởng sai lầm rằng thành công tương lai phụ thuộc việc theo học một trường cụ thể khiến sinh viên nghèo trở thành vật tế thần."

Tác giả kêu gọi: "Chúng ta không thể dung thứ một xã hội phỉ báng người nghèo là lười nhác, bất tài, nhưng lại lờ đi thói gia đình trị và các hình thức tham ô khác, cho phép sự tự mãn tạo ra môi trường mà ở đó, tiền bạc bào mòn các định chế và những giá trị căn bản nhất về công bằng và bình đẳng."

William H Macy, Felicity Huffman and the couple's two daughters at a 2014 movie premiere.

'Soi mình trong gương'

Trong khi đó, Richard Reeves, viết trên báo Anh Financial Times, nói giáo dục đại học hàng đầu của Mỹ lâu nay vốn đã thiên về người giàu.

"Đa số trường trong nhóm Ivy League nhận nhiều sinh viên từ các gia đình thuộc nhóm 1% thu nhập hơn là từ nhóm 60% phía dưới."

"Hệ thống đại học Mỹ, bất chấp sự hấp dẫn quốc tế của nó, là cái máy tái sản sinh bất bình đẳng," Richard Reeves phê phán.

Reeves, người Anh nhưng đang làm tại Brookings Institution ở Mỹ, là tác giả sách Dream Hoarders với chủ đề rằng Mỹ đang trở thành xã hội dựa trên giai cấp.

Ông nói: "Con cái các tổng thống Mỹ gần như luôn học ở các trường trung học đắt tiền, trong khi quy tắc bất thành văn của chính trị Anh là thủ tướng phải dùng trường công khi còn đang tại vị."

Ông bác bỏ ý niệm rằng Mỹ là xã hội phi giai cấp.

"Cha mẹ giàu có chạy hệ thống giáo dục. Nhưng họ bám chặt vào huyền thoại về chế độ hiền tài để còn có thể soi mình trong gương."

"Trong giới tinh hoa, ý tưởng rằng các chỗ học đại học danh giá có thể mua bằng cách này cách khác, đã thành bình thường."

"Và một khi đã biết có thứ để bán, có lẽ sớm muộn thì một số kẻ sẽ tin rằng nó cũng có thể bị đánh cắp," Reeves đánh giá.

Người biểu tình ở Boston

'Trò đùa tàn nhẫn'

Nhà báo Chris Hayes, từ kênh MSNBC, từng viết cuốn "Twilight of the Elites: America After Meritocracy" năm 2012, cho rằng giới tinh hoa Mỹ đã quá xa cách dân nghèo và vì thế dễ dàng tha hóa hơn trước.

Trả lời báo Variety hôm 19/3, ông Hayes khẳng định số liệu bác bỏ ý niệm rằng Mỹ "bình đẳng và cho phép đi lên về xã hội".

"Hoa Kỳ thựa ra có số lượng rất thấp của việc thay đổi địa vị qua các thế hệ."

Ông Hayes nói việc tuyển chọn vào đại học "là một hệ thống bị dàn xếp khá cao, ngay cả khi không tính hành vi phạm pháp rõ rệt như vụ đang chứng kiến".

Viết trên Newsweek hôm 16/3, giáo sư Robert Reich, từ đại học California, Berkeley, nói đa số người Mỹ vẫn tưởng rằng con người được tưởng thưởng nhờ nỗ lực và khả năng.

"Nhưng chế độ hiền tài đang trở thành trò đùa tàn nhẫn," ông Reich viết.

"Sự tập trung của cải chưa từng thấy ở Mỹ, kết hợp với sự nghèo đói không đáy, đã làm gia tăng lo lắng của cha mẹ, và làm tăng tính quan trọng cũng như cuộc cạnh tranh vào trường."

"Mặc dù một số doanh nhân tỉ phú Mỹ không có bằng cấp uy tín gì, nhưng ngày càng khó để trở thành triệu phú tầm tầm mà không có bằng uy tín."

Lori Loughlin has two daughters attending USC

Còn cây bút Barbara Boland viết: "Huyền thoại rộng rãi và phá hoại nhất ở Hoa Kỳ hôm nay là chúng ta đang sống trong chế độ hiền tài."

"Huyền thoại bảo giới tinh hoa vào học ở Yale, Harvard, có chỗ ở Phố Wall và Washington không phải vì nơi họ sinh, mà vì họ giỏi hơn, khỏe hơn, thông minh hơn phần còn lại."

"Chúng ta thì tin rằng mình đang sống ở đất nước quý trọng công lý, thay vì cố gắng hướng tới xã hội bình đẳng hơn, quý trọng hiền tài thực chất hơn."

"Nó có hại cho tất cả những ai lầm tin vào huyền thoại rằng Hoa Kỳ là nơi dân chủ, trọng tài, và rằng chúng ta có thể đạt được mọi thứ mình muốn miễn là sẵn sàng đổ mồ hôi, máu và nước mắt," bà Boland viết trên The American Conservative hôm 15/3.

Một thăm dò dư luận công bố hôm 20/3 cho thấy những người được hỏi, với tỉ lệ 3/1, cho rằng tuyển sinh đại học Mỹ ủng hộ người giàu và nhiều quan hệ theo cách bất công.

Theo thăm dò của USA Today và Đại học Suffolk, ba trong bốn người theo đảng Dân chủ nói hệ thống tuyển sinh đại học bất công. Ba trong năm người theo Cộng hòa cũng nghĩ vậy.

 Graphic of affected universities

Các đại học bị nhắm tới trong đường dây bê bối gian lận tuyển sinh

Tags:
Cựu Bộ trưởng Giáo dục Mỹ kêu gọi tẩy chay trường học

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Mỹ kêu gọi tẩy chay trường học

Không chỉ cựu Bộ trưởng Giáo dục, nhiều phụ huynh Mỹ cũng ủng hộ tẩy chay trường học cho tới khi luật súng đạn có sự thay đổi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất