Vượt sóng gió Triều Tiên, Phó Tổng thống Mỹ đột phá vị thế tại châu Á
Trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên đang gia tăng, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chuẩn bị bắt đầu chuyến thăm chính thức đầu tiên tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
00:58 15/04/2017
Trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên đang gia tăng, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chuẩn bị bắt đầu chuyến thăm chính thức đầu tiên tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương 10 ngày với Hàn Quốc là điểm đến đầu tiên.
Chuyến đi 10 ngày này diễn ra vào một thời điểm quan trọng đối với chính quyền Trump và các đồng minh của Mỹ, khi ngày càng có nhiều lo ngại Triều Tiên có thể thử hạt nhân lần sáu vào ngày lễ kỉ niệm quan trọng nhất của họ 15/4.
Các cam kết sẽ là thông điệp chính Phó Tổng thống mang đến cho các đồng minh của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cả về an ninh và nền kinh tế.
Củng cố liên minh an ninh – quân sự
Các quan chức nói rằng một mục tiêu chính của chuyến đi sẽ là củng cố liên minh an ninh khu vực.
Ông Pence dự kiến sẽ đón lễ Phục sinh với quân đội Mỹ và Hàn Quốc ngày 16/4 trước khi có các cuộc hội đàm với quyền Tổng thống Hwang Kyo-ahn vào ngày 17/4 – cơ hội củng cố cam kết của Mỹ rằng sẽ tham vấn Hàn Quốc về chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
"Chúng ta sẽ tham vấn lập trường của Hàn Quốc về những hoạt động của Triều Tiên nhằm thúc đẩy chương trình tên lửa hạt nhân và đạn đạo", một cố vấn chính sách đối ngoại của Nhà Trắngn với các phóng viên về tóm lược chuyến đi của ông Pence.
Ông Pence sẽ hạ cánh tại Seoul vào ngày 16/4 – một ngày sau khi Triều Tiên kỷ niệm ngày lễ lớn nhất của họ. Nhà Trắng cũng đã có các kế hoạch dự phòng cho chuyến đi của ông Pence nếu trùng khớp với vụ thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên, các cố vấn nói.
"Thật không may, điều đó (một vụ thử hạt nhân) không phải là một bất ngờ mới cho chúng ta. Ông ấy (nhà lãnh đạo Triều Tiên) tiếp tục phát triển chương trình này, ông ấy tiếp tục phóng tên lửa vào vùng biển Nhật Bản," các cố vấn cho biết.
"Với chính quyền đó, không phải là vấn đề nếu mà là khi nào. Chúng tôi đã chuẩn bị tốt để đối phó với điều đó", các cố vấn cho biết.
Sau điểm đến đầu tiên Seoul, ông Pence sẽ đến Tokyo, Jakarta, Sydney và Hawaii. Và an ninh cũng chắc chắn sẽ là vấn đề then chốt giữa ông Pence với Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, người ngày 13/4 đã nói rằng Triều Tiên hiện tại đã có khả năng phóng tên lửa được trang bị khí độc sarin.
Chuyến đi này cũng tạo cơ hội cho ông Pence gặp gỡ với lực lượng Mỹ tại nước ngoài. Ở Tokyo, ông Pence sẽ có bài phát biểu khi tới thăm tàu USS Ronald Reagan và cũng sẽ thăm quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc và Hawaii. Hoạt động lần này cũng diễn ra trong bối cảnh sự ổn định mong manh của châu Á – Thái Bình Dương đang “dậy sóng” với những hoạt động của chính quyền Trump.
Lầu Năm Góc gần đây đã triển khai một nhóm tàu tác chiến hải quân tới tây Thái Bình Dương, gần bán đảo Triều Tiên nhằm phản ứng những vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên.
Và, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The Wall Street Journal (WSJ), Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ sẵn sàng có những nhượng bộ về thương mại với Trung Quốc để đổi lấy sự hỗ trợ nhằm ngăn chặn Triều Tiên.
Trong một cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 13/4, Trump nói rằng Triều Tiên "là một vấn đề" cần "được xem xét". Và chuyến thăm này ông Pence sẽ truyền đạt thông điệp trên tới khu vực.
Khẳng định sự hiện diện thương mại
Cùng với cam kết đối với an ninh, Pence sẽ nhấn mạnh cam kết của chính quyền Trump đối với sự hợp tác kinh tế trong khu vực. Trong khi tranh cử và sau khi nhậm chức, ông Trump luôn khẳng định sẽ thực thi chính sách thương mại "nước Mỹ là trên hết" và đã phàn nàn rằng các đối tác thương mại châu Á và nhiều khu vực đã lấy hết các đối tác thương mại đó phàn nàn ở châu Á và các nơi khác đã lấy hết lợi thế của Hoa Kỳ. Một trong những hành động đầu tiên của ông Trump khi nhậm chức là rút khỏi TPP.
Với chuyến thăm của ông Pence lần này, các quan chức Mỹ cho biết, sẽ giải thích việc Mỹ rời khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không phải là một sự rút khỏi khu vực.
"Việc rút khỏi TPP không nên được xem như một cuộc rút lui khỏi khu vực. Trái lại, sự hiện diện kinh tế của chúng ta trong khu vực này là lâu dài," các cố vấn nói.
Tại Tokyo, Pence và Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso sẽ khởi động cuộc đối thoại kinh tế Mỹ-Nhật Bản, lần đầu tiên được công bố vào tháng 2 trong chuyến thăm của ông Abe tới Nhà Trắng.
Theo các quan chức Mỹ, những cuộc thảo luận giữa Phó Tổng thống và các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ nghiêng nhiều hơn về việc thiết lập khuôn khổ cho các cuộc thảo luận tương lai, hơn là việc tập trung vào các ngành công nghiệp cụ thể hoặc đưa ra một thỏa thuận thương mại song phương.
Theo một cố vấn chính sách đối ngoại của Nhà Trắng, chuyến đi này sẽ là một cơ hội cho ông Pence để phác thảo nền tảng các chính sách của chính quyền Mỹ đối với các đồng minh trong khu vực, và mang tới một cơ hội cho Phó Tổng thống nhằm phát triển các mối quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo quốc tế và giới doanh nghiệp.
Sợ bị choảng, hành khách United Airlines đội mũ bảo hiểm lên máy bay?
Những bức ảnh được cho là chụp hành khách United Airlines đội mũ bảo hiểm lên máy bay đang lan truyền chóng mặt trên mạng.