Xu hướng mới ở Mỹ: Chung nhà sau ly hôn
Một người phụ nữ sau khi ly hôn vẫn tiếp tục cuộc sống “chia sẻ căn nhà” với người chồng cũ như là một cách để vì bọn trẻ. Cô cho biết, trong khoảng 10 năm trở lại đây, xu hướng này trở nên khá phổ biến ở Mỹ và mọi người ở đây gọi căn nhà chung này là “tổ chim”.
11:00 01/11/2018
Gina Kirschenheiter ở Orange County (California, Mỹ) đang trong tình trạng vẫn chung nhà với người chồng cũ là Matt ngay cả khi họ đã làm thủ tục ly hôn hồi đầu tháng 4/2018. Ảnh: Gina Kirschenheiter/Instagram
Sau khi nộp đơn, Gina Kirschenheiter ở Orange County (California, Mỹ) được nhận quyền nuôi cả 3 người con chung với chồng cũ là Nicholas 5 tuổi, Sienna 4 tuổi và Luca 2 tuổi… Tuy nhiên, cô cho biết: “Tôi vẫn sống ở Coto trong cùng một ngôi nhà mà tôi và Matt đã từng cùng sở hữu. Tôi và Matt vẫn còn có một căn hộ chung nữa ở Woodland Hills, nhưng anh ấy đã gia hạn hợp đồng thuê của mình, tôi nghĩ là phải thêm 8 hay 10 tháng nữa…”. Cả hai người từng là vợ chồng này đã quyết định rằng tình hình sống hiện tại đang là lựa chọn tốt nhất.
Gina nói: “Thật là phiền phức khi bạn phải đóng gói đồ đạc và chuyển nhà, nhưng không phải là tôi ngại phiền phức mà là sẽ làm phiền đến bọn trẻ. Matt cũng chọn cách này là vì bọn trẻ”.
Tụi trẻ nhà Gina vẫn được quây quần bên cả cha và mẹ – Ảnh: Gina Kirschenheiter/Instagram
Tương tự, gần đây, trên tờ Washington Post cũng có báo cáo mới, cho rằng việc để trẻ em ở lại trong nhà cũ, và cha mẹ, sau ly hôn dù là đã chuyển đi, thì vẫn thay phiên nhau trở lại căn nhà chung để sống cùng với con cái ngày càng trở thành xu hướng phổ biến. Mặc dù cha mẹ ly hôn có thể là chia tay trong thoải mái, tự nguyện nhưng với trẻ em, đó vẫn là 1 sự cố và rất cần phải có thời gian để làm quen.
Nhiều cha mẹ biết điều này, và do đó, tất nhiên, họ sẽ tìm cách giảm thiểu tác động của sự cố hôn nhân trên con cái họ và việc giữ lại một nơi cư trú chung chính là một cách để làm điều đó vì con. Nó được gọi là “tổ chim” và trong 10 năm qua, tại Mỹ, nhiều cha mẹ đã coi đây là một mô hình giúp giảm thiểu sự chia tách ở con trẻ. Điều đó có nghĩa là chúng không bị “nhổ rễ”, không phải di chuyển đi bộ từ nhà của mình sang một căn nhà lạ – nơi có bố/mẹ có thể đã tái hôn với người mới…
Tuy nhiên, để duy trì được mô hình này, tại Mỹ, điều quan trọng các cặp vợ chồng phải có một số điều kiện: Cần phải thiết lập được sự độc lập về tài chính trước khi kết hôn– điều này sẽ giúp mỗi người có được sự chủ động sau khi chia tay; Một trong 2 người cần phải chuyển ra khỏi nhà khi cảm thấy không thể sống chung với nhau sau khi sự lãng mạn của hôn hân đã tan vỡ, hoặc khi cảm thấy không thể sống cùng nhau trong một thời gian dài…
Gina và chồng cũ đã tiếp tục “ngôi nhà khiêm tốn” của họ và họ vẫn thay phiên nhau đảm nhiệm việc chăm sóc nuôi dạy con cái – Ảnh: Gina Kirschenheiter/InstagramVới Gina, tình hình chung sống theo mô hình “tổ chim” sau ly hôn hiện có vẻ ổn mặc dù cô cũng ít nhiều bị tác động về mặt tâm lý bởi những vấn đề liên quan đến phân chia tài sản, kỷ niệm… Cô thấy thật tốt cho cả hai nếu có thể kết thúc cuộc hôn nhân và lựa chọn 1 cách sống sau đó mà có sự đồng thuận, giảm thiểu tổn thương cho con…
Theo Báo Phụ nữ
Mỹ tuyên bố không cho phép các nỗ lực thay đổi hiện trạng Đài Loan
Mỹ khẳng định sẽ hỗ trợ Đài Loan duy trì năng lực tự vệ đầy đủ và giúp hòn đảo tái gia nhập một số tổ chức quốc tế.