Ý đồ sâu xa đằng sau tuyên bố thắng cử sớm của Biden và kịch bản của ông Trump

Nhà bình luận về vấn đề thời sự Đường Tĩnh Viễn cho rằng, sự vội vã tuyên bố thắng cử của Biden hôm 7/11 là một màn trình diễn có chủ đích.

21:30 13/11/2020

Gian lận bầu cử xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 và kết quả của cuộc bầu cử vẫn đang trong thời gian chờ đợi xử lý. Sau khi ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và chiến dịch của ông tuyên bố chiến thắng vào tối ngày 7/11, họ bắt đầu cố gắng thúc đẩy Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Hoa Kỳ (GSA) chấp thuận việc chuyển giao quyền lực Tổng thống, nhưng đã bị từ chối.

Giám đốc GSA, Emily Murphy cho biết, quá trình chuyển giao quyền lực chỉ được bắt đầu “khi ứng cử viên được chọn rõ ràng theo đúng thủ tục do Hiến pháp quy định”.

Nhóm chiến dịch của Tổng thống Trump đã phát động một cuộc chiến pháp lý và thông báo rằng, họ sẽ có hành động pháp lý toàn diện đối với hành vi gian lận trong cuộc bầu cử vào ngày 9/11.

Tổng thống Trump nói trong một tuyên bố rằng, cuộc bầu cử còn lâu mới kết thúc và “những lá phiếu hợp pháp sẽ xác định ai là tổng thống, không phải phương tiện truyền thông tin tức”.

Ngoài ra, Axios hôm 8/11 đưa tin rằng, Tổng thống Trump đang có kế hoạch tái khởi động cuộc mít-tinh quần chúng theo phong cách vận động tranh cử của mình. Các cuộc mít-tinh này sẽ tập trung vào những thách thức pháp lý do chiến dịch Trump đặt ra đối với gian lận bầu cử Mỹ.

Trong bối cảnh đội vận động tranh cử của Tổng thống Trump phản công lại phía đối thủ Biden, Tổng thống Trump đã thực hiện điều chỉnh nhân sự cấp cao của Lầu Năm Góc. Ngày 9/11, Tổng thống Trump tuyên bố cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và thay thế bằng Christopher Miller, giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia, lệnh này có hiệu lực ngay lập tức.

Phương Vĩ, một nhân viên truyền thông thâm niên của Mỹ, hôm 9/11 cho biết, Tổng thống Trump đã cách chức Bộ trưởng Quốc phòng trong giai đoạn nhạy cảm này, hành động này có thể đang mở đường cho bước tiếp theo để khởi xướng “Đạo luật chống nổi loạn”, theo Epoch Times.

Nhà bình luận về vấn đề thời sự Đường Tĩnh Viễn cho rằng, sự vội vã tuyên bố thắng cử của Biden hôm 7/11 là một màn trình diễn có chủ đích. Joe Biden là “một lão niên” ở Washington hàng chục năm, ông ấy không thể không biết tuyên bố của mình là không có hiệu lực pháp lý, nhưng Biden lại muốn gấp gáp thể hiện chiến thắng, chính là có một tầng ý đồ khác nữa.

Đó là, thông qua phương thức cưỡng chế thực hiện [khiến dư luận trên khắp thế giới công nhận chiến thắng] để tạo ra cho mình tính hợp pháp của cuộc bầu cử. Một khi phán quyết của tòa án trong tương lai bất lợi cho mình, đến lúc này, Biden có thể sẽ cáo buộc Tổng thống Trump thao túng Tối cao Pháp viện để đánh cắp cuộc bầu cử, và khi đó, Joe Biden có khả năng sẽ kêu gọi một số lượng lớn antifa và những kẻ cực đoan khác đã được chuẩn bị từ trước để phát động bạo loạn.

Biden đã nói ngay từ trước ngày bầu cử rằng, các doanh nghiệp ở Manhattan, New York, Washington DC, và nhiều khu vực nhạy cảm khác đã theo nhau sử dụng những tấm ván để bịt kín cửa ra vào và cửa sổ. Một lần nữa dàn dựng một màn trình diễn vô lý “vây thành ván gỗ” . Đó là vì trong tâm của mọi người đều rõ ràng rằng, nếu Tổng thống Trump thắng cử, thì một nhóm những người theo chủ nghĩa Marx tự nhận mình được đào tạo bài bản sẽ tiến hành cái gọi là “biểu tình ôn hòa” dưới sự xúi giục của đảng Dân chủ.

Với sự bùng nổ của cuộc chiến pháp lý từ chiến dịch Trump, một số lượng lớn các gian lận bầu cử đã bị phanh phui, Antifa và các tổ chức khác cũng bắt đầu gây hỗn loạn. Chiến dịch tranh cử tổng thống Trump đã khởi kiện Michigan và Pennsylvania để ngăn chặn việc gian lận kiểm phiếu. Vào ngày 4/11, hơn 1.000 người biểu tình ở thành phố New York ủng hộ Biden đã xuống đường và yêu cầu “đếm mọi phiếu bầu”.

Buổi chiều cùng ngày, một số người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát ở Làng phía Tây Manhattan, đốt rác trên đường phố và hô vang “san phẳng đồn cảnh sát” cùng các khẩu hiệu khác.

Cảnh sát đã bắt giữ 57 người biểu tình bạo lực và tìm thấy vũ khí chết người như dao nhọn và dùi cui điện trên thân những người biểu tình này.

Cảnh sát cho biết trên Twitter, “Đây không phải là công cụ của một cuộc biểu tình an hòa”.

Phương Vĩ nói rằng, chiến dịch của Tổng thống Trump đã cáo buộc Đảng Dân chủ gian lận trên diện rộng. Nếu có bạo loạn, Tổng thống Trump có thể sử dụng Đạo luật chống nổi loạn (Insurrection Act) được thông qua vào năm 1807.

Điều 332 của luật quy định rằng, Tổng thống có thể sử dụng các lực lượng vũ trang của tiểu bang và liên bang để diệt bạo loạn.

“Điều 333 quy định, nếu có âm mưu phá hoại luật pháp của Hoa Kỳ và tước đoạt quyền lợi của người dân, Tổng thống có thể áp dụng ‘Đạo luật chống nổi loạn’ để sử dụng quân đội của các tiểu bang và liên bang, bao gồm cả lực lượng Vệ binh Quốc gia”.

Phương Vĩ nói rằng, việc sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper là do quan điểm của Esper và Tổng thống Trump không có sự đồng nhất.

Cách đây không lâu, đã xảy ra một vụ đập phá và cướp bóc quy mô lớn do phong trào của người da đen gây ra ở Hoa Kỳ. Khi Tổng thống Trump điều động quân đội để dẹp bạo loạn, Mark Esper đã không đồng tình với và nói rõ rằng, ông không ủng hộ việc sử dụng Đạo luật chống nổi loạn.

Tags:
Mải đấu với ông Biden, ông Trump quên cả đòn trừng phạt tính sẵn cho TQ?

Mải đấu với ông Biden, ông Trump quên cả đòn trừng phạt tính sẵn cho TQ?

Sau khi tránh được lệnh cấm hoạt động ở Mỹ vài tháng trước, công ty được cho là “niềm tự hào” của Trung Quốc này giờ đang không biết đi đâu về đâu khi bị ông Trump “bỏ quên” giữa tranh cãi bầu cử tổng thống, theo CNN.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất