Ăn hàng ở Mỹ – ngôn ngữ và văn hóa
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ câu chuyện thực tế khi đi ăn ở cửa hàng tại Mỹ và việc lóng ngóng chưa hiểu mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
18:18 27/05/2017
Ngày xưa, tôi vốn tự tin đọc thông viết thạo tiếng Anh, một ngày được “hậu bối” hỏi: Anh ơi, nếu ra nước ngoài ăn hàng mà muốn gọi người phục vụ thì mình làm thế nào?
Dù chưa có kinh nghiệm, tôi vẫn trả lời theo “sách vở”: Em cứ gọi “Excuse me”, “Mr.” hoặc “Ms.” là được.
“Hậu bối” nhìn tôi đầy ngưỡng mộ, gật gù tán thưởng.
Ngày sang Michigan, Mỹ, tôi cùng người yêu đi “restaurant” cùng một “couple” người Mỹ. Quán Steak (phát âm là /steɪk/) ấm cúng, phục vụ là một bà “waitress” mặt nhăn nhó như “monkey eats chilly”.
Đang ăn, tôi muốn “order” thêm bánh mì (bread), nên gọi phục vụ, đang đứng ở đằng xa:
– Excuse me?
Người phục vụ ném một cái nhìn đầy khó chịu về phía tôi. Tôi bối rối, hắng giọng, gọi to hơn:
– Miss!
Bà ném thêm cái nhìn khó chịu nữa rồi ngúng nguẩy đi phục vụ bàn khác. Tôi ngớ người.
Người bạn ngồi cùng giải thích:
– In restaurants, especially good ones, people don’t often call waiter or waitress.
Tôi ngạc nhiên:
– So what if we want to order something more, like adding more water or calling more food?
– The waitress will regularly come to the table to check and ask. So we just sit and wait for her.
– Do you ever call a waiter or waitress in restaurants like this?
– Yes, we do, if it takes too long. But normally, they will come and check. Anyway, we are the one who tip them.
Tôi mới hiểu, ở các cửa hàng Mỹ, thông thường người ta không gọi “cô ơi” hay “chị ơi”. Họ ngồi đợi, và người phục vụ sẽ đến bàn để kiểm tra một cách thường xuyên, đảm bảo độ hài lòng của khách hàng, đảm bảo tiền “tip” của mình.
Trường hợp đợi lâu quá, người ta cũng chỉ giơ tay ra hiệu, chứ không gọi toáng lên như trong văn hóa nhà mình.
Quang Nguyen
Nguồn: vnexpress.net
Cá sấu khổng lồ ăn thịt đồng loại ở Mỹ
Con cá sấu to lớn ngoạm chặt cá sấu nhỏ hơn, bò lừng lững trên con đường mòn ở Mỹ để tìm nơi thưởng thức bữa ăn.