An ninh thắt chặt ở biên giới Trung Quốc nơi tàu chở Kim Jong-un đi qua

Cảnh sát Trung Quốc phong tỏa khu vực cầu nơi được cho là đoàn tàu chở Chủ tịch Kim Jong-un đi qua ở thành phố Đan Đông.

21:30 24/02/2019

Đoàn tàu được cho là chở Kim Jong-un qua ga thành phố Đan Đông, Trung Quốc hôm 23/2. Ảnh: Reuters

Đoàn tàu được cho là chở Kim Jong-un qua ga thành phố Đan Đông, Trung Quốc hôm 23/2. Ảnh: Reuters

Đoàn tàu bọc thép chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un chiều qua rời Bình Nhưỡng và hôm nay đi qua Trung Quốc để tới Việt Nam thăm hữu nghị chính thức và dự hội nghị thượng đỉnh lần hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo AFP.

Hãng tin Yonhap và NK News đưa tin tàu đã tới Đan Đông, thành phố ở biên giới Trung Quốc vào tối qua, dự kiến đến Bắc Kinh sáng nay. Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc chưa đưa tin về hành trình có thể dài tới 60 giờ của đoàn tàu trên đất nước này.

Tại Đan Đông, an ninh thắt chặt trước khi tàu đến. Nhiều cảnh sát Trung Quốc được điều động để cấm đường gần cây cầu bắc qua sông Áp Lục ở biên giới, trong khi một khách sạn cạnh nhà ga Đan Đông bị đóng cửa với thông báo tạm ngừng hoạt động "để sửa chữa".

"Đoàn tàu dài, băng qua cầu với tốc độ chậm hơn tàu chở khách du lịch, nhưng chắc chắn ông ấy ở trên tàu bởi xung quanh có rất nhiều cảnh sát", một nguồn tin giấu tên cho hay. Cửa sổ tàu đóng kín nhưng vẫn có thể nhìn thấy vài tia sáng hắt ra. 

Kim Jong-un từng đi tàu tới Trung Quốc và một số báo Hàn Quốc, Nhật Bản dự đoán có thể ông sẽ dừng lại ở thủ đô Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình như từng làm trước cuộc gặp lịch sử với Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in năm ngoái.

Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore, ông Kim di chuyển bằng máy bay của Trung Quốc. Lần này, ông sẽ ngồi tàu vượt qua hành trình dài 4.000 km bằng đường sắt để tới Việt Nam. 

"Việc chọn di chuyển bằng tàu của mình, thay vì mượn máy bay Trung Quốc, là tín hiệu cho thấy Bình Nhưỡng muốn chứng tỏ sự độc lập", ông Jeong Young-tae, Viện Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, nhận định.

Theo ông, cách an toàn nhất là đi máy bay. Hành trình từ biên giới phía bắc lạnh giá của Trung Quốc tới vùng cận nhiệt đới Việt Nam đòi hỏi nhiều thử thách an ninh và hậu cần.

"Tuyến đường tốt nhất là Bắc Kinh - Quảng Châu", Zhao Jian, chuyên gia về hệ thống đường sắt Trung Quốc tại Đại học Giao thông Bắc Kinh cho biết, mô tả tuyến đường đi thẳng từ Bắc Kinh tới phía nam Trung Quốc, trước khi di chuyển về phía tây sang tỉnh Quảng Đông, sát biên giới với Việt Nam.

Justin Hastings, phó giáo sư về quan hệ quốc tế ở Đại học Sydney, nhận định đây là "hoạt động cực kỳ quan trọng" và Trung Quốc coi đây là việc cần thiết để đưa Kim Jong-un tới hội nghị.

"Họ sẽ phải xóa dấu vết, phải đảm bảo an ninh cho toàn bộ chiều dài bờ biển phía đông Trung Quốc", ông nhận xét. "Trung Quốc cũng giống những nước khác, muốn Triều Tiên tiến thêm trong tiến trình phi hạt nhân hóa".

Hồng Hạnh

Tags:
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: Trung Quốc không có khả năng kháng cự

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: Trung Quốc không có khả năng kháng cự

Bom nợ ngân hàng, những con số tăng trưởng ngày càng thấp, những chi phí khổng lồ cho mạng lưới gián điệp, kiểm soát truyền thông, những bất ổn xã hội khi mâu thuẫn và những cuộc biểu tình ngày càng tăng cao… tất cả đã khiến cho Trung Quốc trở nên yếu thế trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang hao tổn không ít giấy mực của giới kinh tế tài chính nói riêng và dư luận toàn thế giới nói chung thời gian vừa qua.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất