Biden 'chơi lớn' bằng những đề xuất nghìn tỷ USD
Biden đang trên đường trở thành một trong những tổng thống Mỹ chi tiêu mạnh tay nhất đầu nhiệm kỳ với các gói ngân sách hàng nghìn tỷ USD.
08:00 02/04/2021
Trong suốt chiến dịch tranh cử, Joe Biden mô tả bản thân là một "nhà đàm phán" lưỡng đảng ôn hòa, theo trường phái cũ, nhưng hình ảnh đấy giờ đã lùi vào dĩ vãng, theo Rich Lowry, biên tập viên của Politico. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ông đã lột xác trở thành một người sẵn sàng "chơi lớn", có thể chi khoản ngân sách khổng lồ mà trước đại dịch hoặc thậm chí bây giờ nhiều người không dám tưởng tượng.
Nhiều thành viên Dân chủ đồng thuận rằng cựu tổng thống Barack Obama đã quá thận trọng khi tung ra gói cứu trợ dưới một nghìn tỷ USD, không đủ đáp ứng nhu cầu sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Biden thực sự có thể thông qua các gói kích cầu và cứu trợ nhờ cái gọi là nguyên tắc hòa giải ở Thượng viện, trong đó ông chỉ cần 50 phiếu bầu thay vì 60 để ngăn nỗ lực filibuster (nghị sĩ nói không ngừng để dự không không được thông qua) của phe Cộng hòa.
Biden gần đây đã gặp các nhà sử học tại và cựu tổng thống Franklin D. Roosevelt đã được nhắc tới nhiều trong cuộc thảo luận này. Một trong số người tham gia, sử gia Michael Beschloss, nói rằng Franklin D. Roosevelt hay Lyndon B. Johnson có thể là hình mẫu tương đồng nhất với cách Biden "biến đổi đất nước theo những cách quan trọng trong một thời gian ngắn".
Lowry cho rằng bất kỳ tổng thống Dân chủ nào của Mỹ cũng đều ghen tị với số tiền lớn mà Biden đang tung ra từ ngân sách chính phủ. Trong năm tài khóa 2019, chính phủ liên bang, khi chưa thực sự thắt lưng buộc bụng, đã chi 4,4 nghìn tỷ USD.
Với hai sáng kiến hành pháp lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ, gồm gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD ký cách đây vài tuần và dự luật cơ sở hạ tầng 2,3 nghìn tỷ USD, Biden sắp chi tiêu ngân sách bằng cả năm 2019. Chính quyền Biden được cho đang triển khai thêm một gói ngân sách vào lĩnh vực giáo dục và y tế trị giá khoảng 2.000 tỷ USD.
Các trường học Mỹ đã nhận hàng chục triệu USD từ các gói cứu trợ trước đó và giờ có thêm khoảng 100 tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Các bang đã thu về 350 tỷ USD nhờ gói cứu trợ Covid-19, dù nhiều bang không bị thiệt hại nặng nề vì đại dịch.
Biên tập viên Lowry đặt câu hỏi khi những số tiền này đã được chi hết, liệu có bất kỳ ai nhận ra sự thay đổi lớn của đất nước nhờ các gói ngân sách khổng lồ hay không. "Hay cũng như gói kích cầu của Obama, nó sẽ hoàn toàn bị lãng quên khi tiền được phân bổ đi khắp nơi nhưng không để lại dấu vết gì", Lowry lo ngại.
Cơ sở hạ tầng rõ ràng rất quan trọng và việc xây dựng, tu sửa nó có thể là khoản đầu tư tốt. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng dự luật cơ sở hạ tầng khổng lồ của Biden không thực sự phù hợp.
Một báo cáo gần đây của tổ chức phi chính phủ National Bureau of Economic Research (NBER) chỉ ra "trong thế hệ qua, điều kiện hạ tầng của mạng lưới cao tốc liên bang đã được cải thiện một cách đồng bộ, quy mô được tăng ở mức độ vừa phải và lưu lượng tăng gấp đôi. Trong cùng khoảng thời gian đó, điều kiện của các cây cầu vẫn được đảm bảo, số lượng cầu tăng nhẹ và lưu lượng giao thông tăng không đáng kể. Số lượng xe buýt công cộng được tăng thêm 30% dù số lượng hành khách không đổi".
Đầu tư một số tiền quá lớn không phải là điều hệ thống cơ sở hạ tầng của Mỹ đang yêu cầu, theo Lowry. "Nhưng khi công cụ duy nhất mà bạn có là các dự luật chi tiêu khổng lồ, mọi thứ giống như cuộc khủng hoảng khẩn cấp đòi hỏi phải chi tiêu nhiều hơn", biên tập viên của Politico viết.
Những dự luật chi tiêu như vậy cũng được xem là giải pháp thay thế cho việc thông qua những thay đổi chính sách không cần chi ngân sách khác, những thứ dường như nằm ngoài khả năng quyền lực của Biden. Không như Franklin D. Roosevelt, thế đa số trong quốc hội của Biden rất mong manh. Ông không thành công với cải cách bầu cử HR1, kiểm soát súng đạn, tăng lương cơ bản hay cải cách di cư.
"Điều ông có thể làm, mà Franklin D. Roosevelt hay Lyndon B. Johnson không thể, đó là sử dụng từ 'nghìn tỷ' càng nhiều càng tốt", Lowry nhận định.
DỰ LUẬT QUỐC TỊCH MỸ 2021 MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ EB-5?
Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi Dự luật Quốc tịch Mỹ năm 2021 tới Quốc hội nhằm khôi phục tính nhân văn và các giá trị Mỹ cho hệ thống nhập cư Mỹ.